"Tàu của Hải quân Mỹ? Tiêu diệt nó ngay lập tức!" - Chiến đấu cơ Israel dồn dập nã đạn

Bảo Lam |

Báo chí Mỹ, khi bình luận về tác hại của sự lạnh nhạt trong mối quan hệ Nga-Israel sau thảm kịch IL-20, lại lựa chọn việc không bình luận liên quan tới sự tương tự giữa Mỹ-Israel.

Trong bài viết mang tựa đề "Корабль ВМС США? Уничтожьте его немедленно! - Tàu của Hải quân Mỹ? Tiêu diệt nó ngay lập tức!", tác giả Alexander Sitnikov khi bình luận về vụ máy bay trinh sát IL-20 Nga bị bắn hạ đã nhắc tới việc Không quân Israel từng nã đạn vào chiếc tàu do thám hải dương của Mỹ.

Mỹ - Israel cũng "quân ta bắn quân mình"

Các phương tiện truyền thông phía bên kia bờ đại dương giữ quan điểm trung lập, khi chỉ dừng lại ở việc nhắc đến những tuyên bố của các bên. IL-20 bị bắn hạ được coi như một tình huống thiếu may mắn hoặc do hoàn cảnh xô đẩy.

Tàu của Hải quân Mỹ? Tiêu diệt nó ngay lập tức! - Chiến đấu cơ Israel dồn dập nã đạn - Ảnh 1.

Bản đồ do Bộ Quốc phòng Nga công bố liên quan đến vụ việc vừa diễn ra. Vòng tròn đỏ-trắng lớn là căn cứ không quân Khmeimim của Nga, phía trên nó có các đường tròn màu xanh - đó là các mục tiêu mà Israel đã tấn công tại Syria.

Tuy nhiên, cũng có các bài viết qua sự việc 15 sĩ quan Nga thiệt mạng, đã nhắc Nhà nước Do Thái về sự kiện tương tự xảy ra vào ngày 08/06/1967 tại phía đông Địa Trung Hải.

Nạn nhân của các hành động sai lầm từ phía các phi công của lực lượng Không quân Israel là chiếc tàu do thám hải dương của Hải quân Mỹ USS Liberty, khiến rất nhiều thủy thủ trên chiếc tàu này thiệt mạng.

Sau gần 50 năm, phóng viên điều tra Joseph Lentini, khi nghiên cứu tình tiết của vụ tấn công không thể tin được này đã đưa ra kết luận giật gân đối với thế giới đương đại: "Israel cố tình tấn công Mỹ".

Tờ báo Do thái "Haaretz" cũng không loại trừ điều này khi dẫn chứng ý kiến của nhà nghiên cứu lịch sử Michael Oren. "Những nỗ lực nhằm giải thích tại sao Tel-Aviv lại muốn tấn công chiếc tàu quân sự của Mỹ, cho đến nay vẫn chưa thu được kết quả", nhà nghiên cứu lịch sử phải thừa nhận.

Oren đã gặp gỡ với cựu đại sứ Mỹ tại Li-băng Dwight Porter, người đã chia sẻ về cuộc trao đổi chặn được giữa Bộ Tư lệnh Không quân Israel và viên phi công mà nhận lệnh đánh chìm chiếc tàu USS Liberty.

Cuộc hội thoại này được chiếc máy bay do thám của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ hoạt động cách nơi xảy ra sự việc không xa ghi lại và giải mã.

Sự cố xảy ra thế nào?

Theo lời ông Porter, Bộ trưởng Quốc phòng Israel vào thời điểm đó, ông Moshe Dayan đích thân ra lệnh tấn công chiếc tàu dù một trong số những trợ lý của ông đã phản đối khi tuyên bố: "Đó là hành động giết người".

Sau đó viên phi công khi nhìn thấy chiếc "Liberty" treo cờ Mỹ đã thông báo với Bộ Tư lệnh Không quân Isarel như sau:

"Đó là chiếc tàu của Mỹ. Ông vẫn ra lệnh để chúng tôi tiêu diệt nó?".

"Đúng, hãy thực hiện mệnh lệnh".

Viên phi công thực sự bối rối:

"Nhưng đó là chiếc tàu của Mỹ - tôi nhìn thấy lá cờ sọc sao!"

"Không quan trọng, hãy tiêu diệt nó ngay lập tức".

Chiếc tàu của Mỹ bị tấn công không chỉ bằng các máy bay, mà cả các tàu ngư lôi của Quân đội phòng vệ Israel. Cuộc tấn công xảy ra cách thành phố Arish của Ai Cập 47,2km, có nghĩa là tại khu vực lãnh hải quốc tế ở phía bắc Bán đảo Sinai.

Sau vụ tấn công, người ta đếm được gần 1 nghìn lỗ hổng to bằng quả bóng rổ, cũng như 5 nghìn vết đạn xuyên giáp cỡ lớn. Sàn tàu bị dính bom napal.

Cuộc tấn công của Isarel đã cướp đi sinh mạng 34 bính lính Mỹ và làm 171 người bị thương. Những người còn sống sót kể lại rằng người Israel thậm chí bắn cả những người ở dưới nước.

Bất chấp tất cả những nỗ lực từ phe tấn công, "Liberty" vẫn không bị chìm. Tất cả xảy ra trong bối cảnh Nhà nước Do Thái mới giành thắng lợi trong Cuộc chiến 6 ngày.

Tel-Aviv đã lên tiếng xin lỗi về vụ "bắn nhầm" và sau nhiều năm đàm phán mới chịu bồi thường cho các gia đình quân nhân thiệt mạng 6 triệu đôla.

Chính sách của Washington là sự phản bội?

Các sĩ quan Mỹ theo dõi quá trình điều tra gọi chính sách của Washington là sự phản bội, bởi vì "bắn nhầm" luôn luôn là hậu quả của sự hỗn loạn trong chiến tranh, khi trong một không gian hạn hẹp vẫn có thể biết được ai là địch, ai là bạn.

Còn ở đây, trên đại dương mênh mông, thực hiện cuộc tấn công có chủ ý và cay độc nhằm vào chiếc tàu đơn độc dù đã thông báo trên điện đàm rằng nó của Mỹ.

Điều đập vào mắt đó là Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và giới tình báo Mỹ không tỏ vẻ căng thẳng với Nhà nước Do Thái. Một mặt, Washington gọi sự việc này là sai sót, nhưng mặt khác vẫn xem xét việc trừng phạt Israel.

Ít ra, trong những ngày đầu tiên sau vụ tấn công "Liberty", các bên lo lắng và tìm kiếm lối thoát khỏi ngõ cụt chính trị. Các bức thư giữa đại sứ quán Isarel ở Mỹ và ban lãnh đạo Bộ Ngoại giao ở Tel-Aviv đã gián tiếp nói lên điều này. Các nhân viên sứ quán đã đề nghị bình tĩnh và ngay lập tức xử lý những kẻ gây ra sự việc.

"Trong tình huống khó khăn, có một phương án duy nhất để làm giảm nhẹ hậu quả đối với chúng ta. Cần phải có được cơ hội thông báo với Chính phủ Mỹ ngay hôm nay rằng chúng ta sẽ trừng trị những kẻ gây ra thảm kịch này. Chúng ta cần phải công bố điều đó tại Isarel ngay lập tức".

"Vì những lý do đã rõ, điều vô cùng quan trọng làm sao tuyên bố của chúng ta về việc sẽ bắt những kẻ gây ra vụ việc chịu trách nhiệm được công bố trước khi báo cáo của Mỹ được đăng tải, tôi nhắc lại. Cơ hội duy nhất của chúng ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng đó là trừng trị kẻ nào đó về sự thiếu trách nhiệm".

"Vấn đề này biến thành vết thương khó lành mà sẽ kéo theo nguy hiểm nghiêm trọng đối với mối quan hệ của chúng ta ở tất cả các cấp".

Tàu của Hải quân Mỹ? Tiêu diệt nó ngay lập tức! - Chiến đấu cơ Israel dồn dập nã đạn - Ảnh 2.

Chiếc tàu USS Liberty sau khi bị tấn công, 9/6/1967.

Tại sao tàu USS Liberty bị Israel nã đạn tới tấp?

Có nghĩa là người Mỹ không thể không hiểu rằng cuộc tấn công nhằm vào chiếc tàu USS Liberty là có chủ đích. Ngày 4/7/1967 chỉ huy của USS Liberty được mời tới đại sứ quán Mỹ tại TelAviv để dự lễ kỷ niệm Ngày Độc lập.

Điều này được thực hiện với mục đích xoa dịu, cũng như để cho sự việc này đi vào quên lãng. Tuy nhiên, đã xảy ra điều đáng hổ thẹn nghe như chuyện tiếu lâm. Trả lời câu hỏi khi nào "Liberty" trở về Mỹ, sĩ quan chỉ huy đã nói một cách hồn nhiên:

"Sau khi sửa chữa xong, nếu tất nhiên các máy bay của Israel không biến chiếc tàu thành cái rây bột lần nữa bất chấp có treo quốc kỳ sọc sao".

Ông Michael Oren cũng không nghi ngờ rằng Không quân Israel biết rõ phía trước họ là chiếc tàu của Mỹ. Có quá nhiều tài liệu chứng minh điều đó. Ông đã thu thập tất cả những lý do có thể dẫn tới thảm kịch USS Liberty.

Ban đầu đã có ba giả thiết độc lập được đưa ra, tại sao Tel-Aviv khi biết rằng đó là chiếc tàu của siêu cường mà vẫn ra lệnh tiêu diệt. Có ý kiến cho rằng, các thủy thủ "Liberty" đã nhìn thấy bính lính Israel hành quyết các tù binh Ai Cập.

Ai đó tin rằng các chuyên gia của USS Liberty đã đánh hơi thấy hoạt động xây dựng lò phản ứng hạt nhân tại Dimona (Israel). Và cuối cùng, thủy thủ đoàn biết về việc Quân đội phòng vệ Israel chuẩn bị đánh chiếm Cao nguyên Golan.

Cuối cùng các chuyên gia hoặc không khẳng định, hoặc cho rằng những điều đó chưa đủ để ra quyết định mang tính chính trị tiêu diệt "Liberty".

Nhưng người Isarel cũng sẽ không tấn công đồng minh đầy sức mạnh của mình chỉ vì những lý do nhỏ nhặt như vậy. Khi đó giả thiết thứ tư xuất hiện, mà ông Oren gọi nó là giả định từ thuyết âm mưu.

Được biết giữa Tel-Aviv và Moscow có những thỏa thuận bí mật. Có nghĩa Israel là quốc gia hai mặt. Và thủy thủ đoàn USS Liberty là nhân chứng bất đắc dĩ của những hành động phối hợp nào đó, lấy ví dụ, của các chuyên gia Israel và Liên Xô trong lúc chuyển giao các công nghệ hạt nhân hoặc thiết bị.

Tuy nhiên, người Trung Quốc cũng có thể liên quan tới quả bom nguyên tử của Israel bởi vì trong các tài liệu mật có đề cập về sự liên quan của "thỏa thuận bẩn thỉu" và cuộc tấn công "Liberty".

Giả thiết được quan tâm nhiều nhất có thể liên quan tới chính người Mỹ, chính xác hơn là các đại diện của giới doanh nghiệp nguyên tử Mỹ mà gần như không muốn bị lộ. Có nghĩa là các thủy thủ của "Liberty" đã nhìn thấy, hoặc có thể thấy thứ mà họ không nên biết.

Một điều thú vị: mới đây nhà sử học danh tiếng Adam Raza, tác giả của cuốn sách "Cuộc chiến giành lấy quả bom", đã yêu cầu cung cấp các tài liệu có liên quan tới vụ USS Liberty tại kho lưu trữ quốc gia của Israel.

Như vậy, câu chuyện liên quan tới vụ tấn công "Liberty" hoàn toàn có thể liên quan tới việc Mỹ chuyển giao phi pháp các công nghệ nguyên tử cho Israel. Các hành động phối hợp của hai quốc gia nhằm "xóa bỏ" những hậu quả của thảm kịch đã gián tiếp chứng tỏ điều này.

Chính phủ Mỹ gọi cuộc tấn công của các phi công Isarel là sai lầm bi kịch, bất chấp các bằng chứng của những thủy thủ USS Liberty còn sống sót trong vụ tấn công.

Thậm chí những kết luận có cơ sở chứng minh điều ngược lại của hàng loạt quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ và Nhà Trắng, cũng bị phủ nhận. Sự kiện ngày 8/6/1967đã trở thành thảm kịch duy nhất trong lịch sử nước Mỹ, mà khiến các quân nhân Mỹ thiệt mạng và không được Quốc hội Mỹ mở cuộc điều tra.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại