Tất cả đều tự xưng có "AI camera", vì sao tính năng này chỉ mỗi Galaxy Note9 làm được?

Hoàng Huy |

Chỉ có duy nhất mẫu Galaxy đầu bảng mới nhất là vừa mang trong mình sức mạnh siêu việt, vừa mang sự thông thái của AI đến tận tay từng người dùng.

Có lẽ là nếu chỉ chọn ra một cụm từ đại diện cho camera trên smartphone Android 2018, đó sẽ là “AI”. Nối tiếp các tên tuổi sừng sỏ như Samsung, Google và Apple, một loạt các hãng Android “chiếu dưới” trong năm nay đã ra mắt “trí thông minh nhân tạo” trên smartphone của họ. Có vẻ như, từng là một khái niệm xa vời, AI đã thực sự đi vào cuộc sống.

Những người chịu nhìn xuyên thấu qua các khẩu hiệu quảng cáo của các hãng có lẽ sẽ nhận ra một hiện tượng khá buồn cười: các tên tuổi “chiếu dưới” dường như chỉ dùng AI cho duy nhất một tính năng là nhận diện cảnh vật.

Tính năng này thực chất sẽ xếp loại hình ảnh mà camera đang thu vào, và dựa vào phân loại (ngoài trời hay trong nhà chẳng hạn) đưa ra các điều chỉnh về màu sắc và độ sáng để tăng chất lượng ảnh.

AI phổ cập?

Tất cả đều tự xưng có AI camera, vì sao tính năng này chỉ mỗi Galaxy Note9 làm được? - Ảnh 1.

Nhận diện tối ưu cảnh vật: có trên Note9, nhưng chưa phải là tất cả.

Dĩ nhiên, tiềm năng của AI không chỉ có nhận diện. Mới gần đây, Samsung đã ra mắt một tính năng tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng hữu ích trên Note9: tự phát hiện lỗi trong khung hình.

Nếu bức ảnh chụp bị mờ, bị ngược sáng, nếu ống kính đang bị bám bẩn hay ai đó trong khung hình vừa chớp mắt, chiếc Samsung đầu bảng mới nhất đều có thể phát hiện được “lỗi” và gợi ý người dùng chụp lại ảnh.

Nhận diện lỗi trong bức ảnh và nhận diện loại cảnh vật có một điểm chung: đều là các tính năng AI đích thực. Chúng đi ra ngoài cách tính toán logic bình thường để thực hiện một tác vụ dễ dàng với con người nhưng rất khó với máy móc: mổ xẻ lượng dữ liệu lớn trong khung hình và “đoán biết” những gì đang diễn ra.

Song, cùng là AI nhưng 2 tính năng này lại đang có 2 số phận rất khác nhau: nhận diện cảnh vật và điều chỉnh camera thì gần như nhà sản xuất nào cũng có, còn nhận diện lỗi trong khung hình thì mới chỉ có duy nhất trên Note9. Vì sao lại có nghịch lý này?

Thực sự làm chủ AI

Tất cả đều tự xưng có AI camera, vì sao tính năng này chỉ mỗi Galaxy Note9 làm được? - Ảnh 2.

AI độc đáo trên Galaxy Note9: Nhắc nhở khi người dùng lỡ để máy rung khi chụp hoặc vì lý do nào đó camera bị mờ, dính bụi.

Một phép tìm kiếm Google bằng từ khóa “scene detection” sẽ dễ dàng mang đến cho bạn câu trả lời: nhận diện loại cảnh vật là một bài toán quá quen thuộc mà gần như bất kỳ một coder nào cũng có thể tự copy và thực hiện.

Các kết quả trên trang tìm kiếm đầu tiên bao gồm cả một đường dẫn trực tiếp để tải về từ GitHub, kho lưu mã nguồn quá quen thuộc với giới mã nguồn mở.

Các bài toán tìm lỗi thì không dễ dàng như vậy, bởi nếu dễ thì chắc chắn nhà sản xuất nào cũng đã có chứ không chỉ riêng mình Samsung.

Hãy nhớ rằng trên Galaxy Note9, Samsung đem đến tổng cộng 4 tính năng tìm lỗi (mờ nhờ, ngược sáng, ống kính bám vân tay và chớp mắt) chứ không chỉ có duy nhất nhận diện khung cảnh. Chỉ sự vượt trội này thôi cũng cho thấy tiềm lực áp đảo của Samsung trong lĩnh vực AI.

Vị thế dẫn đầu

Tất cả đều tự xưng có AI camera, vì sao tính năng này chỉ mỗi Galaxy Note9 làm được? - Ảnh 3.

Không phải bất kỳ đối thủ nào cũng có thể tự thiết kế chip tối ưu cho AI như Samsung.

Với các fan của Samsung, sự vượt trội của Galaxy Note9 có lẽ sẽ không phải là một bất ngờ quá lớn. Cho đến giờ, thương hiệu phần cứng Android số 1 thế giới cũng đang là tên tuổi duy nhất dám phát triển trợ lý ảo của riêng mình để cạnh tranh sòng phẳng với các gã khổng lồ phần mềm.

Ngay từ năm ngoái, Bixby trên Galaxy Note8 đã có thể “đọc tên” vật thể trong khung hình, ví dụ như nhận diện nhãn hiệu của đôi giày trong ảnh. Điều này có nghĩa là gì? Ý nghĩa của nó lớn hơn là bạn tưởng: một khi smartphone có thể hiểu được cảnh vật, vật thể trước mắt nó là gì, bạn không cần phải “lặn lội” dùng công cụ tìm kiếm, tra bản đồ nữa.

Hãy thử tưởng tượng bạn nhìn thấy một người đang đi đôi giày rất đẹp và muốn sở hữu nó. Bixby có thể giúp bạn biết đôi giày đó nhãn hiệu gì, bán ở đâu và giá bao nhiêu chỉ bằng vài thao tác vô cùng đơn giản: kích hoạt Bixby Vision, bật ứng dụng camera lên, quét hình ảnh sản phẩm và bấm nút Tìm kiếm với Bixby.

Trước khi ra mắt Exynos 9810 vào đầu năm, Samsung khẳng định con chip siêu việt này sẽ được tối ưu cho ứng dụng AI. Các tính năng “bắt lỗi” từ ảnh chụp có thể coi là bước tiến tự nhiên và thuyết phục của nền tảng AI đã được Samsung đi trước đầu tư, nay là với sức mạnh siêu việt lõi 8 xung nhịp tối đa 2.9GHz.

Quan trọng hơn, các tính năng này còn là minh chứng cho triết lý “vì người dùng” của Samsung. Nếu các đối thủ thực sự suy nghĩ cho người dùng, họ chắc chắn đã nhận ra rằng bất cứ người dùng nào cũng đều không muốn làm hỏng các khoảnh khắc quý báu chỉ vì chính sự bất cẩn nhất thời của họ.

Tất cả đều tự xưng có AI camera, vì sao tính năng này chỉ mỗi Galaxy Note9 làm được? - Ảnh 5.

Camera đỉnh cao đi kèm với AI siêu việt để lưu giữ tất cả những khoảnh khắc hoàn hảo nhất.

Và nếu các đối thủ cũng có tiềm năng AI, cũng là nhà sản xuất chip số 1 như Samsung, Galaxy Note9 chắc chắn đã có đối thủ xứng tầm. Đáng tiếc rằng sự thật là hoàn toàn ngược lại: cho đến giờ, chỉ có duy nhất mẫu Galaxy đầu bảng mới nhất là vừa mang trong mình sức mạnh siêu việt, vừa mang sự thông thái của AI đến tận tay từng người dùng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại