Tập thể dục rất tốt, nhưng nên tránh 5 thời điểm này kẻo rước họa vào thân

Lam Chi |

Tập thể dục có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng tập không đúng cách và đúng lúc lại có thể gây hại, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng.

5 thời điểm không nên tập thể dục

Ngay sau khi ăn

Tập thể dục rất tốt, nhưng nên tránh 5 thời điểm này kẻo rước họa vào thân- Ảnh 1.

Tập thể dục ngay sau khi ăn có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa (Ảnh minh họa)

Sau khi ăn, cơ thể phân bổ một lượng máu đáng kể đến các cơ quan tiêu hóa nhằm hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Nếu tập thể dục ngay sau khi ăn có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt nếu bạn tập các bài tập cường độ cao.

Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ, Brittany Modell, cho biết: “Tập luyện cường độ cao sẽ khiến lưu lượng máu từ dạ dày chuyển tới các cơ bắp. Điều này có thể gây ra một số vấn đề về đường tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn và ợ nóng”.

Theo Mayo Clinic, nhiều người thậm chí còn bị tiêu chảy khi tập thể dục ngay sau khi ăn. Tờ Healthline thông tin, mọi người chỉ nên tập thể dục sau ăn bữa chính từ 1-2 tiếng hoặc ít nhất 30 phút sau khi ăn bữa ăn nhẹ.

Khi bạn ngủ không đủ giấc

Việc thiếu ngủ ảnh hưởng rất lớn tới mọi hoạt động của cơ thể. Lúc này, nếu bạn tập thể dục, nguy cơ chấn thương của bạn sẽ cao hơn. Theo các chuyên gia, nếu bạn đang kiệt sức vì thiếu ngủ, điều tốt nhất bạn có thể làm cho cơ thể là ngủ một giấc thật ngon và quay lại phòng tập vào ngày hôm sau.

Lisa Cottrell, một nhà tâm lý học người Mỹ, cho biết: “Ngủ không đủ giấc có thể giảm độ nhạy insulin, giảm lượng hormone liên quan đến ức chế sự thèm ăn và tăng lượng hormone liên quan đến cơn đói. Ngủ không đủ giấc và thiếu ngủ mạn tính có thể làm tăng kích hoạt hệ thần kinh giao cảm và ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch, làm tăng tình trạng viêm và ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất, hệ miễn dịch”.

Khi bạn bị sốt

Theo Stephanie Mansour, một chuyên gia về sức khỏe, đồng thời là một huấn luyện viên yoga người Mỹ, mọi người tuyệt đối không nên tập thể dục khi đang bị sốt. Bởi nếu tập trong tình trạng này, cơ thể bạn sẽ mất nước nhiều hơn nữa.

Tiến sĩ Gustavo Ferrer, một thành viên của Cleveland Clinic (một hệ thống chăm sóc sức khỏe nổi tiếng tại Mỹ) lưu ý, nếu bạn bị sổ mũi, nghẹt mũi và/hoặc đau họng, bạn hoàn toàn có thể tập luyện. Thế nhưng, vị chuyên gia nhấn mạnh: “Mọi người nên cân nhắc việc giảm cường độ tập luyện”.

Đồng thời, tiến sĩ Ferrer khuyên rằng, mọi người nên hoàn toàn tránh tập thể dục trong vài ngày đầu tiên khi bị nhiễm các loại virus như cúm hoặc cảm lạnh. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe của chính bản thân bạn mà còn tránh lây nhiễm bệnh cho người khác, vì đây là giai đoạn lây nhiễm mạnh nhất.

“Ngoài ra, hãy tránh tập thể dục nếu bạn bị khó thở, ho nặng, sốt hoặc thở khò khè”, tiến sĩ Ferrer nói thêm.

Khi bạn bị đau nhức cơ

Tập thể dục rất tốt, nhưng nên tránh 5 thời điểm này kẻo rước họa vào thân- Ảnh 3.

Không nên tập thể dục khi bị đau nhức cơ (Ảnh minh họa)

Cơ thể luôn cần thời gian để phục hồi sau chấn thương hoặc căng cơ. Việc tiếp tục tập luyện khi bạn đang bị đau nhức cơ có thể làm tăng nguy cơ tổn thương nặng hơn.

Đau nhức cơ có thể là dấu hiệu của việc quá tải, tập luyện quá mức. Khi cơ bị đau, khả năng vận động sẽ bị hạn chế, việc tập luyện trong tình trạng này có thể khiến bạn không thể duy trì đúng tư thế, dẫn đến rủi ro cao hơn về chấn thương.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc nghỉ ngơi và phục hồi là thiết yếu để cơ bắp phát triển một cách lành mạnh sau khi tập luyện. Ví dụ, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Medicine & Science in Sports & Exercise chỉ ra rằng việc nghỉ ngơi giữa các buổi tập có thể giúp giảm viêm và đau cơ, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi cơ bắp.

Theo một bài báo trên The American Journal of Sports Medicine, việc tiếp tục tập luyện khi bị đau cơ có thể dẫn đến các hậu quả lâu dài như viêm gân hoặc tổn thương sụn khớp.

Trong thời tiết cực đoan

Tập luyện trong thời tiết cực đoan như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Khi nhiệt độ môi trường quá nóng, cơ thể có thể phải đối mặt với say nắng hoặc sốc nhiệt, dẫn đến mất nước và suy nhược cơ thể. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Medicine & Science in Sports & Exercise, tình trạng mất nước có thể làm giảm khả năng tập trung và phối hợp, tăng nguy cơ chấn thương.

Ngược lại, nếu tập trong thời tiết quá lạnh lạnh, bạn có nguy cơ bị hạ thân nhiệt, co thắt cơ bắp, từ đó tăng nguy cơ chấn thương. Một nghiên cứu đăng tải trên The American Journal of Sports Medicine cũng chỉ ra rằng tập luyện trong điều kiện thời tiết lạnh cần phải đặc biệt chú ý đến việc khởi động kỹ lưỡng để tránh tổn thương cơ bắp.

Có nhất thiết phải tập thể dục hàng ngày?

Tập thể dục rất tốt, nhưng nên tránh 5 thời điểm này kẻo rước họa vào thân- Ảnh 4.
Tập thể dục rất tốt, nhưng nên tránh 5 thời điểm này kẻo rước họa vào thân- Ảnh 5.
Tập thể dục rất tốt, nhưng nên tránh 5 thời điểm này kẻo rước họa vào thân- Ảnh 6.
Tập thể dục rất tốt, nhưng nên tránh 5 thời điểm này kẻo rước họa vào thân- Ảnh 7.
Tập thể dục rất tốt, nhưng nên tránh 5 thời điểm này kẻo rước họa vào thân- Ảnh 8.

Có nhiều hình thức tập luyện khác nhau (Ảnh minh họa)

Bạn hoàn toàn có thể tập thể dục hàng ngày, miễn là bạn cân bằng các loại hình tập luyện khác nhau trong một tuần. Việc tập luyện quá nhiều các bài tập cường độ cao có thể dẫn đến chấn thương và kiệt sức. Trong khi đó, sự kết hợp giữa tập luyện cường độ cao, tập sức mạnh, tập luyện sự linh hoạt và cardio nhẹ nhàng sẽ đảm bảo cơ thể có thời gian để phục hồi.

Ngoài ra, bạn nên tập các bài tập sử dụng các nhóm cơ khác nhau vào các ngày khác nhau để tăng độ đàn hồi, sức mạnh của cơ bắp.

Theo Hướng dẫn Hoạt động Thể chất dành cho người Mỹ, người trưởng thành nên tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất 150 đến 300 phút mỗi tuần, hoặc tập thể dục cường độ cao từ 75 đến 150 phút mỗi tuần. Ngoài ra, mọi người cũng nên thực hiện các hoạt động tăng cường cơ bắp ít nhất 2 ngày mỗi tuần. 


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại