Theo kế hoạch của Tập đoàn nhà nước “Roscosmos”, trong năm nay, 100 triệu rúp sẽ được phân bổ cho dự án chế tạo tàu kéo hạt nhân vũ trụ. Vào năm 2021, tập đoàn dự kiến thu hút thêm 900 triệu rúp cho dự án, năm 2022 là 1,24 tỷ rub và 1,9 tỷ rúp trong những năm tiếp theo.
Hiện tại, Tập đoàn nhà nước “Roskosmos” đang nghiên cứu việc tạo ra một mô-đun vận tải-năng lượng (TEM) dựa trên một nhà máy điện hạt nhân cấp megawatt. Tổ hợp phóng với TEM đã được lên kế hoạch chế tạo và dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ năm 2030.
Trước đó, Giám đốc điều hành của “Roscosmos” về các chương trình khoa học triển vọng Alexander Bloshenko cho biết, theo kế hoạch, vào năm 2030, tàu kéo vũ trụ hạt nhân sẽ thực hiện một chuyến bay dài tới một trong các vệ tinh của Sao Mộc.
Ông nhấn mạnh rằng,đây sẽ là một chuyến thám hiểm khoa học chính thức chứ không phải một chuyến bay thử nghiệm.
Theo chương trình bay, đầu tiên tàu kéo với mô-đun tải trọng được gắn neo sẽ đến Mặt trăng, sau đó đến Sao Kim, cuối cùng là vệ tinh của Sao Mộc và bắt đầu công việc nghiên cứu. Trên đường đi, tàu kéo sẽ để lại hai vệ tinh trên quỹ đạo của Mặt Trăng và Sao Kim.
Ông Bloshenko giải thích rằng thiết kế của tàu kéo sẽ là một mô-đun vận tải-năng lượng với kết cấu mở. Lò phản ứng hạt nhân cấp megawatt được lắp đặt trên đó sẽ cung cấp năng lượng cho tàu kéo để vận chuyển các tải trọng khác nhau trong một thời gian dài.