Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, có hơn 400 vị vua nhưng chỉ có một vị vua duy nhất xứng đáng với danh hiệu “Thiên cổ nhất đế”, đó chính là Tần Thuỷ Hoàng.
Thông qua các tư liệu lịch sử và các bộ phim truyền hình, điện ảnh về Tần Thuỷ Hoàng, chúng ta thấy rằng long bào mà Tần Thuỷ Hoàng mặc là màu đen, khác biệt hoàn toàn với long bào màu vàng của các vua đời sau.
Nếu Tần Thuỷ Hoàng đã có sức ảnh hưởng lớn như vậy, hậu thế cũng đã công nhận những thành tựu, những đóng góp của ông, vậy tại sao các vị vua đời sau lại không mặc long bào màu đen nữa, mà toàn bộ đổi thành màu vàng? Đây là trực tiếp thể hiện sự thành kiến với ông hay còn nguyên nhân gì khác?
Tại sao Tần Thuỷ Hoàng chọn long bào màu đen?
Long bào của vua được đặc biệt chú trọng từ kiểu dáng đến màu sắc. Bởi nó không chỉ là trang phục mặc trên người mà nó còn tượng trung cho thân phận tôn quý nhất, quyền lực nhất đất nước, đồng thời thể hiện sự uy nghiêm của một vị vua.
Lý do long bào của Tần Thuỷ Hoàng màu đen thật ra có liên quan đến phong thuỷ. Vị trí địa lý của nước Tần lúc bấy giờ thuộc hành Thuỷ trong Ngũ Hành. Mà trong thời cổ đại, màu đen chính là màu tượng trưng cho nước. Vì vậy, Tần Thuỷ Hoàng đã chọn long bào màu đen.
Tạo hình Tần Thủy Hoàng trong phim ảnh.
Tất nhiên đây chỉ là một trong những lý do mà thôi. Lý do thứ hai là bởi điều kiện sống lúc bấy giờ của dân thời Tần rất khó khăn và nước sạch đối với họ cực kỳ quý báu. Vì vậy, chọn màu đen cũng là thể hiện sự mong muốn, ước nguyện của Tần Thuỷ Hoàng, muốn dân chúng luôn có nước sạch để sinh hoạt, có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Và lý do thứ ba là vì màu đen này không chỉ trang trọng mà còn thể hiện được uy nghiêm, bản lĩnh của người đứng đầu đất nước.
Ba điểm trên là nguyên nhân mà Tần Thủy Hoàng chọn long bào màu đen. Qua đó cũng có thể thấy rằng, Tần Thủy Hoàng thực sự rất quan tâm đến dân chúng, thậm chí màu áo rồng không thể tách rời với sinh kế của người dân.
Sau khi lên nắm quyền, Tần Thủy Hoàng đã không phụ sự kỳ vọng của dân chúng, thống nhất thiên hạ, lập nên vương triều vĩ đại, điều mà các vị vua đời sau khó có thể sánh được với ông.
Nhưng đáng tiếc, cuối cùng Tần Thủy Hoàng lại không có kết cục tốt đẹp. Sau thời kỳ huy hoàng quyền lực, nửa sau cuộc đời ông vô cùng khốn khó, đến chết cũng không được an nghỉ, mãi đến khi thân xác bốc mùi mới được người mang đi chôn cất.
Tại sao các vị vua đời sau không mặc long bào màu đen?
Sau Tần Thuỷ Hoàng, các vị vua đều không mặc long bào màu đen nữa, hoặc chỉ mặc một thời gian đầu rồi đổi sang màu khác, đa số là màu vàng.
Điển hình là các vị vua thời nhà Hán. Ban đầu họ cũng đã mặc áo long bào màu đen, nhưng cũng giống như Tần Thuỷ Hoàng tin vào phong thuỷ, nên họ cũng thay đổi màu long bào sang màu vàng. Vì theo phong thuỷ, nhà Hán thuộc hành Hoả, mà màu đỏ là màu tượng trưng cho lửa, vì vậy các vị hoàng đế thời nhà Hán đều mặc long bào màu đỏ.
Các hoàng đế sau này của Trung Quốc đều mặc áo bào màu vàng kim.
Mặt khác, mặc dù Tần Thủy Hoàng trị vì thiên hạ, lập được nhiều công lao, nhưng kết cục cuối cùng của ông lại khá thê thảm, nếu mặc lại màu đen mà Tần Thủy Hoàng đã mặc, e rằng sẽ có cùng một kết cục. Vì vậy màu đen này trở thành điều cấm kỵ của hoàng đế.
Long bào được thay đổi từ màu đen sang đỏ, cuối cùng được đổi thành màu vàng kim quen thuộc.
Trong mắt người xưa, màu vàng là đại điện cho đất mà bậc đế vương đi khắp nơi mở mang bờ cõi, nên rất coi trọng đất đai. Là vua của một đất nước, mặc lên người màu đại diện cho quốc thổ của mình cũng chính là thể hiện vua một lòng vì nước vì dân.
Mặt khác, những người tin vào Phong Thủy cũng tin rằng mặc màu vàng lên người sẽ có được sự bảo vệ của đất, vậy nên sẽ có lợi cho sự phát triển của đất nước và sự ổn định của người dân.
Đối với long bào màu vàng, các hoàng đế đời sau đều rất ưng ý. Thậm chí khi hoàng gia ngày càng coi trọng hoàng quyền, màu vàng còn trở thành màu cấm, và chỉ có hoàng gia và quý tộc mới được sử dụng. Nếu người thường may trang phục màu vàng, một khi bị phát hiện sẽ bị xử tội chém đầu.