Tận thấy hiện trường rừng giáng hương cổ thụ bị tàn phá ở Tây Nguyên

Tiền Lê |

Sau 3 giờ vượt núi, nhóm phóng viên Tiền Phong đã tiếp cận hiện trường 4 cây giáng hương với khối lượng gần 20m3 bị lâm tặc chặt hạ trái phép ở tiểu khu 90 (lâm phần Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Pa quản lý, địa giới hành chính xã Krong, huyện Kbang, Gia Lai).

Tận thấy hiện trường rừng giáng hương cổ thụ bị tàn phá ở Tây Nguyên - Ảnh 1.

Từ thành phố Pleiku (Gia Lai) đến xã Krong, huyện Kbang khoảng 130km. Từ xã Krong vào được hiện trường, nhóm phóng viên Tiền Phong phải đi bộ, vượt núi, lội suối

Tận thấy hiện trường rừng giáng hương cổ thụ bị tàn phá ở Tây Nguyên - Ảnh 2.

Để vào hiện trường nhóm phóng viên cùng lực lượng bảo vệ rừng phải đi qua nhiều khe suối đá lởm chởm, rất nguy hiểm

Tận thấy hiện trường rừng giáng hương cổ thụ bị tàn phá ở Tây Nguyên - Ảnh 3.

Giáng hương là gỗ quý, thuộc nhóm I, giá trị trường hàng trăm triệu đồng/m3, bởi vậy mà quần thể giáng hương ở huyện Kbang luôn bị lâm tặc "nhòm ngó"

Tận thấy hiện trường rừng giáng hương cổ thụ bị tàn phá ở Tây Nguyên - Ảnh 4.

4 cây giáng hương bị đốn hạ nằm rải rác tại tiểu khu 90 (lâm phần Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Pa quản lý, địa giới hành chính xã Krong, huyện Kbang, Gia Lai)

Tận thấy hiện trường rừng giáng hương cổ thụ bị tàn phá ở Tây Nguyên - Ảnh 5.

Hiện trường ngổn ngang ván gỗ sau khi những cây giáng hương bị lâm tặc "xẻ thịt", mang đi nhiều lóng gỗ vuông vắn

Tận thấy hiện trường rừng giáng hương cổ thụ bị tàn phá ở Tây Nguyên - Ảnh 6.

Một cán bộ bảo vệ khu rừng này nhận định, phần lớn cây giáng hương bị bật gốc do những cây này đã già, cộng thêm đất vùng này vừa qua mưa bão. Khi lâm tặc đốn hạ cây nghiêng về một bên kéo bung phần rễ. Liên quan đến vụ việc này, Công an huyện Kbang đã tạm giữ 3 đối tượng cùng trú trên địa bàn để điều tra về hành vi khai thác trái phép lâm sản. Được biết, các đối tượng trên đã lợi dụng thời điểm mưa bão để vào tiểu khu 90 c trộm những cây giáng hương cổ thụ

Tận thấy hiện trường rừng giáng hương cổ thụ bị tàn phá ở Tây Nguyên - Ảnh 7.

Dây thừng, dầu nhớt từ cưa máy

Tận thấy hiện trường rừng giáng hương cổ thụ bị tàn phá ở Tây Nguyên - Ảnh 8.

Rừng giáng hương ở Gia Lai bị "xẻ thịt" trong khoảng 15 năm trở lại đây, hiện lâm tặc vào rừng để mót lại gốc rễ mà ngày xưa từng chặt đi phần thân .Quần thể giáng hương ở huyện Kbang thuộc diện nhiều và lớn nhất ở tỉnh Gia Lai

Tận thấy hiện trường rừng giáng hương cổ thụ bị tàn phá ở Tây Nguyên - Ảnh 9.
Tận thấy hiện trường rừng giáng hương cổ thụ bị tàn phá ở Tây Nguyên - Ảnh 10.

Những miếng gỗ giáng hương bị vứt rải rác khắp cánh rừng huyện Kbang

Tận thấy hiện trường rừng giáng hương cổ thụ bị tàn phá ở Tây Nguyên - Ảnh 11.

Một cây giáng hương bị đốn hạ, cánh rừng từ trên cao như bị một "vết sẹo" không lồ. Quần thể giáng hương cổ thụ tại huyện Kbang có hơn 407 cây (số liệu thống kê năm 2014), tập trung tại 27 khoảnh thuộc 7 Tiểu khu, nằm rải rác trên diện tích gần 8 nghìn ha rừng do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Pa quản lý. Đến cuối năm 2018, số giáng hương này chỉ còn khoảng 296 cây. Từ năm 2019 đến nay có hàng chục cây giáng hương bị đốn hạ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại