Năm nay: Tôi 30 tuổi, con tôi 3 tuổi.
Tôi là một người mẹ bận rộn với công việc nhưng lại thích đi đến các buổi tiệc rượu.
Tôi biết thời gian làm việc đã chiếm hết quỹ thời gian vui chơi nhưng chỉ cần ghé qua chỉ một chút thôi, tôi cũng mãn nguyện rồi.
Nhưng dường như trái tim của con tôi như tan vỡ vì cậu bé phải cùng tôi tham dự các bữa tiệc mà cậu còn chẳng biết là do ai mời.
Con tôi đã đi mẫu giáo nhưng tôi cảm thấy bất an với mọi thứ. Cậu bé tuy bề ngoài có vẻ mạnh mẽ nhưng lại là chàng trai khá yếu đuối.
Đi học cả ngày, cậu bé thấy tôi liền chạy nhảy vui vẻ rồi lao vào vòng tay của mẹ và nói: "Mẹ ơi, con nhớ mẹ". Ngay lúc đó, tôi bế con giống như đang ôm cả thế giới.
Năm nay: Tôi 33 tuổi, con tôi 6 tuổi.
Trong một năm, tôi không biết mình tăng ca bao nhiêu lần, ngay cả những bữa tiệc tôi chỉ ghé qua thôi do quỹ thời gian có rất ít. Nhưng dù chỉ ghé qua chút thôi nhưng với tôi, vậy là quá đủ.
Tôi đang bồn chồn không biết con mình có thể làm quen với môi trường mới, bạn bè mới, cô giáo hay không nhưng có lẽ tôi lo lắng vô ích rồi. Đứa trẻ cuối cùng cũng học tiểu học. Đây là một sự kiện đáng nhớ.
Vào ngày đầu tiên đến trường, tối hôm ấy cậu bé nói với tôi: "Từ hôm nay, mẹ phải chịu đựng một mình cho đến khi mẹ sáu mươi tuổi!".
Cuộc đời cậu nhóc đã mở ra một chương mới, cậu bắt đầu bước đi những bước đầu tiên một cách độc lập và dần rời xa vòng tay mẹ.
Sau một ngày, cậu bé đã quen với việc không có mẹ bên cạnh, dần dần, cậu càng thích đi học mỗi ngày. Thậm chí, đôi khi cậu còn nói: "Mẹ ơi, con chán ở nhà, không có ai chơi với con hết".
Năm nay: Tôi 39 tuổi, con tôi 12 tuổi.
Lúc này, công việc đối với tôi hoàn toàn quen thuộc, còn việc nhà thì không có gì phải lo lắng cả, vì vậy tôi luôn nghĩ về việc có thể dành nhiều thời gian hơn cho con.
Nhưng con tôi học trường nội trú, cuối tuần hay sau vài tuần cậu mới được về thăm cha mẹ. Cậu bắt đầu ngừng dựa vào tôi và thậm chí thích làm điều đó. Điều cậu bé nghĩ trong đầu là "Con có cuộc sống của mình.
Con muốn tự lập!". Tôi muốn giúp con làm điều gì đó thì cậu nói: "Mẹ ơi, hãy để con phụ mẹ". Đột nhiên, câu này khiến tôi cảm thấy thật tốt. Nhưng thôi bỏ đi, đứa trẻ này không cần tôi như trước nữa rồi.
Năm nay: Tôi 45 tuổi, con tôi 18 tuổi.
Công việc của tôi vẫn không mấy khởi sắc.
Tôi hy vọng sẽ về nhà mỗi ngày để nghe con nói: "Mẹ ơi, tối nay mình ăn gì?" nhưng điều tôi có thể làm là chờ đợi đến cuối tuần, con sẽ gọi cho tôi và nói: "Mẹ ơi, tiền của con đã hết. Cho con thêm chút nữa!".
Mặc dù vậy, tôi vẫn hy vọng rằng con sẽ có thể gọi cho tôi. Nhưng vào thời điểm này, con tôi đã đi lên thành phố lớn để học đại học, một năm về nhà hai lần.
Vài ngày trước khi trở về, tủ lạnh ở nhà đầy ắp hẳn, vì tôi chuẩn bị nhiều thứ con thích ăn.
Nhưng ngay khi tôi đã nấu và dọn bàn ăn, định móc điện thoại để lưu giữ kỉ niệm, thì con tôi gọi về chỉ để báo rằng bận tụ tập với các bạn cùng lớp và bạn bè đại hoc.
Kể từ đó, tôi sợ nhất khi nghe một câu: "Mẹ ơi, hôm nay con không về nhà ăn, con đi ăn với bạn. Mẹ ăn cơm trước đi, không cần chờ con đâu".
Năm nay: Tôi 51 tuổi, con tôi 24 tuổi.
Tại thời điểm này, tôi không còn có quá nhiều công việc và bạn bè của tôi ngày càng ít đi vì nhiều lý do.
Tôi phải tìm cách vượt qua thời gian trống trải của mình. Sau khi những đứa trẻ tốt nghiệp đại học, chúng sẽ ở lại một nơi xa xôi để lập nghiệp và hiếm khi quay về quê, có chăng mỗi năm một lần.
Vừa về nhà, quăng va li lên giường và đặt kèo và đi với bạn bè.
Hy vọng nhất là điện thoại của con trẻ, tôi hy vọng con nói với tôi: "Mẹ ơi, con sống rất tốt, mẹ hãy chăm sóc cho bản thân nha". Thế là đủ.
Năm nay: Tôi 57 tuổi, con tôi 30 tuổi.
Con trai tôi đã kết hôn và một phần lớn thời gian rảnh, cậu bé dành cho gia đình nhỏ của mình và tôi thậm chí còn ít gặp con hơn.
Tôi đã quen với những ngày chỉ có đôi vợ chồng già ở nhà. Tuy nhiên, tôi hy vọng nhất là nghe đứa trẻ nói với tôi: "Mẹ ơi, con sẽ dẫn vợ và cháu về nhà ăn Tết với cha mẹ nha!"
Khi con dâu tôi sinh con, chúng tôi ngầm hiểu rằng mình có lẽ không còn là thành viên của gia đình chúng nó. Gia đình ba người của tôi ngày trước không còn nữa.
Chúng tôi đang làm quen dần với cuộc sống như vậy. Chỉ khi tôi không có gì để làm, tôi thường lướt qua album và xem gia đình ba chúng tôi ngày xưa.
Dù cho đứa trẻ ở đâu, nó sẽ luôn là một phần không thể thay thế trong gia đình chúng ta. Vâng, trên thực tế, chúng ta từng hạnh phúc như thế nào khi có những đứa con xung quanh mình.
Nhưng đôi khi chúng ta vì bộn bề lo toan mà phàn nàn về việc hy sinh quá nhiều, rằng đứa trẻ không tinh tế, phàn nàn rằng con bị bệnh mà bạn lại không đủ điều kiện để đưa đi bệnh viện, những lần con nghịch mà bạn bảo chúng không nghe khiến bạn tan vỡ trái tim, phàn nàn rằng cần quá nhiều năng lượng và tiền bạc để đào tạo con...
Bây giờ bạn muốn gặp chúng để nói chuyện thôi, thì không có cơ hội.
Bạn phải nhớ rằng con bạn sẽ tiếp tục phát triển.
Sau giai đoạn này, nếu để lỡ sẽ không có kì tích xảy ra nữa. Bạn thường bỏ lỡ những ngày cho con ăn sau khi cai sữa và sau đó bạn cảm thấy mệt mỏi, vất vả và tự trách tại sao lại bỏ bữa của chúng.
Bạn có thấy rằng hình ảnh ngón tay của con bạn rất dễ thương khi còn nhỏ, nhưng bạn có từng cảm thấy phiền khi phải rửa tay cho chúng không?
Sau khi con cái lớn lên, chúng có thể sẽ nhớ tiếng la rầy của bạn, nhưng khi chúng hư, liệu bạn có sử dụng đòn roi đánh đòn con?
Có phải là khi con bạn đi học, bạn đặc biệt nhớ những ngày nó quấn quýt với bạn, còn khi nó ở nhà, bạn luôn tự hỏi khi nào nó sẽ đi học... Thời gian không thể đảo ngược.
Những gì đã xảy ra chỉ còn là kỉ niệm, chỉ có thể tồn tại mãi mãi trong tâm trí. Cuộc sống của trẻ em thật quý giá biết bao.
Vì điều này, bạn nên trân trọng từng khoảnh khắc bạn ở bên con bạn và bạn nên biết ơn ông trời đã cho bạn cơ hội này.
Cảm ơn ông trời đã cho tôi một đứa con, hãy để tôi chứng kiến từng khoảnh khắc trưởng thành của nó.
Cho dù đứa trẻ mang đến cho tôi bao nhiêu khó khăn, rắc rối hay thậm chí là thất vọng, cho dù tôi có mất ăn mất ngủ, mất thời gian, tiền bạc hay năng lượng, tôi vẫn cởi mở vì đó là một món quà từ thiên đường.
Mỗi ngày có con trên đời, tôi sẽ cố gắng làm cho chúng tôi có tâm trạng tốt và cùng nhau trải nghiệm hạnh phúc.
Tôi cố gắng không cho trẻ quá nhiều áp lực, gò bó, trói buộc hay ngăn chặn.
Tôi nghiêm túc suy nghĩ về điều đó, và tôi cũng cố gắng kỷ luật nếu con sai.
Tôi cố gắng và làm hết sức mình, vì tôi có trách nhiệm và nghĩa vụ dạy cho con những kỹ năng sống và giúp con phát triển đôi cánh để có thể tự do bay cao và hạnh phúc trong những ngày tới.
Tôi sẽ nói với các con: Ngay cả khi tất cả các con đường không thể đi tiếp, vẫn có một con đường, đó là đường về nhà.
Là cha mẹ tốt, ngoài việc bạt mạng kiếm tiền để con bớt khổ, hãy chú ý đến sự trưởng thành của chúng.