Tam Quốc Diễn Nghĩa: Ngoài Mã Tốc, còn hai nhân tài được Gia Cát Lượng tận tâm bồi dưỡng nhưng đều phá hoại giang sơn

Hoa Vũ |

Khi còn tại thế, Gia Cát Lượng đã tận tâm bồi dưỡng hai nhân tài nhằm kế thừa đại nghiệp, chỉ tiếc đây lại là sự lựa chọn sai lầm của vị quân sư số một Tam Quốc.

Tam Quốc Diễn Nghĩa: Ngoài Mã Tốc, còn hai nhân tài được Gia Cát Lượng tận tâm bồi dưỡng nhưng đều phá hoại giang sơn - Ảnh 1.

Tuy nhiên, trên đời không ai không có khuyết điểm và vấn đề lớn nhất của Gia Cát Lượng chính là việc dùng người.

Thục Hàn vào giai đoạn sau gần như không có nhận vật nào nổi bật có thể gánh vác đại sự. Khi Gia Cát Lượng phát động chiến dịch phạt Bắc, vẫn phải sử dụng những lão tướng vốn đã đến tuổi "nghỉ hưu". Đến khi Mã Siêu và Triệu Vân qua đời thì chẳng có lớp trẻ tài năng để kế thừa, mà phải đẩy "kẹp phụ" là những tướng lớn tuổi như Vương Bình hay Trương Dực lên hàng thống lĩnh. Không phải những người này không có năng lực, mà họ không xuất sắc và không có sức vạn nhân địch như nhóm Ngũ hổ thượng tướng trước đó.

"Quân Thục không đại tướng, Liêu Hóa làm tiên phong", câu nói được đương thời lan truyền đủ để thấy Gia Cát Lượng bất lực nhường nào trong việc dùng người.

Gia Cát Lượng không phải không nhìn ra vấn đề nhân sự trầm trọng, bởi khi còn tại thế ông đã tận tâm bồi dưỡng 2 nhân tài nhằm kế thừa đại nghiệp, chỉ tiếc đây lại là sự lựa chọn sai lầm của vị quân sư số 1 Tam Quốc.

Tam Quốc Diễn Nghĩa: Ngoài Mã Tốc, còn hai nhân tài được Gia Cát Lượng tận tâm bồi dưỡng nhưng đều phá hoại giang sơn - Ảnh 2.

Khương Duy là một nhà quân sự vô cùng tài năng, cái tài của ông càng được thể hiện rõ nét khi gánh vác một nước Thục đang trong tình trạng hấp hối.

Khương Duy được Gia Cát Lượng truyền thụ cho tinh hoa cả đời, kiên trì phạt Bắc, một lòng trung thành với nước Thục.

Chỉ tiếc Khương Duy giỏi tài thao lược nhưng không biết trị quốc. Trong nhiều năm liên ông liên tiếp đem quân tiến đánh phương Bắc. Với tiềm lực chỉ bằng một châu như nhà Thục so với cả vùng Trung Nguyên phương Bắc rộng lớn của nhà Ngụy, chính sách của Khương Duy chỉ làm lãng phí quốc khố, nhanh chóng đẩy nhà Thục đến bờ vực diệt vong.

Có nhiều ý kiến cho rằng, nếu Khương Duy hay Gia Cát Lượng không chủ động phát động chiến tranh, sớm muộn cũng bị nhà Ngụy tràn xuống thôn tính. Thay vì ngồi chờ chết chi bằng chủ động tấn công để níu giữ chút hi vọng.

Tuy nhiên, cách dụng binh của Khương Duy quá gấp rút, vội vàng. Nếu Gia Cát Lượng 6 lần phạt Bắc đã hao tổn không ít quốc lực, thì Khương Duy lại có đến 9 lần tiến quân vào Trung Nguyên, mỗi lần đều cách nhau không tới 2 năm, thử hỏi lão bá tánh nước Thục sao có thể chấp nhận nổi.

Sau khi Tưởng Uyển và Phí Y qua đời, không ai đủ sức ngăn cản Khương Duy động binh. Trước lần phạt Bắc cuối cùng, Liêu Hóa có nói lời cay đắng rằng "Trí không hơn địch, lực không bằng cướp, dụng lại vô độ, sao có thể đứng vững?".

Thế nhưng, Khương Duy vẫn bỏ ngoài tai. Việc động binh liên tục không thu được kết quả gì đồng thời còn hao tài tốn của, thiệt quân, mất người. Để rồi 1 năm sau đó (năm Công Nguyên 263), quân Ngụy bắt đầu xuất quân nam chinh và chỉ mất vỏn vẹn 3 tháng để chiếm được nước Thục, thậm chí Đông Ngô còn không kịp phát binh cứu viện.

Ngoài Khương Duy, còn một người khác mà Gia Cát Lượng đã sai lầm khi đặt niềm tin có thể gánh vác trọng trách sau khi ông qua đời, chính là con trai ông - Gia Cát Chiêm.

Tam Quốc Diễn Nghĩa: Ngoài Mã Tốc, còn hai nhân tài được Gia Cát Lượng tận tâm bồi dưỡng nhưng đều phá hoại giang sơn - Ảnh 4.

Năm 263, Bắc Ngụy tràn xuống phía nam quyết tâm diệt Thục. Khương Duy cùng hầu hết tướng Thục dẫn quân ngăn chặn. Lợi dụng điều đó, tướng Ngụy là Đặng Ngải dân một cánh quân lẻn qua đường núi đánh úp Thành Đô. Gia Cát Chiêm dẫn quân trấn thủ nhưng địch đông thế yếu. Đặng Ngải cho sứ giả dụ hàng Gia Cát Chiêm khiến ông nổi giận, chém sứ giả và mang quan ra đánh, cuối cùng tử trận ở Miên Trúc.

Tuy cái chết của Gia Cát Chiêm rất anh dũng nhưng trên cương vị là một thống lĩnh thì lại rất tắc trách. Trái với sự cẩn thận của Gia Cát Lượng, Gia Cát Chiêm lại quá nóng vội.

Trước khi thua trận chạy về cố thử ở Miên Trúc, Hoàng Sùng luôn miệng khuyên Gia Cát Chiêm cấp tốc chiếm giữ nơi hiểm yếu, không cho địch vào được đất bằng nhưng ông không đồng ý. Sau đó lại nóng nảy trúng kế khích tướng của Đặng Ngải mà bỏ thế thủ chuyển thế công để rồi tử trận một cách vô ích.

Thấy Gia Cát Chiêm chết, con trai ông là Gia Cát Thượng cũng xông thẳng vào quân Ngụy tử trận. Hoàng Sùng thấy vậy, bèn khích lệ quân sĩ tử chiến, quân Thục tan tác, lá chắn cuối cùng của Thành Đô bị vỡ, nhà Thục chính thức diệt vong.

Mặc dù Khương Duy và Gia Cát Chiêm được Gia Cát Lượng huấn luyện không chê vào đâu được nhưng lại đều mắc sai lầm lớn trong việc ra quyết định then chốt gây bất lợi cho quốc gia. Cũng giống như khi Gia Cát Lượng còn tại thế, tâm phúc của ông là Mã Tốc đánh mất Nhai Đình, khiến người đời chỉ đành thở dài với cách nhìn người của vị quân sư số một Tam Quốc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại