Tại sao tiêm kích MiG-35 của Nga trông như "con vịt chết"?

Bảo Lam |

The Drive nhận định tiêm kích MiG-35 do Nga chế tạo, dù được đánh giá là hết sức hiện đại, nhưng qua gần 4 năm sau lần cất cánh đầu tiên, nó vẫn trông giống như "con vịt chết".

Có gì đó không ổn với chiếc máy bay này. Đến giữa năm 2020, lực lượng không quân vũ trụ Nga đáng lẽ sẽ phải sở hữu một phi đội (30 chiếc) tiêm kích này. Nhưng quân đội Nga mới chỉ mua một lô hàng tượng trưng - 6 chiếc vào năm 2019 gồm 04 chiếc tiêm kích một chỗ ngồi và 02 tiêm kích hai chỗ ngồi.

Bộ Quốc phòng Nga tính toán thay thế tất cả những tiêm kích hạng nhẹ hiện có bằng MiG-35, nhưng các cuộc thử nghiệm phối hợp với Phòng Thiết kế MiG đã bị chậm tiến độ và sẽ không thể hoàn tất vào cuối năm 2021.

Nhưng các cuộc thử nghiệm càng kéo dài, nhu cầu đối với những máy bay này càng giảm. Nhiều khả năng, cuối cùng chúng sẽ chỉ được trang bị cho nhóm bay biểu diễn "Chim én - Strizi".

Tiêm kích MiG-35 là sự phát triển của các tiêm kích MiG-29. Nhưng lực lượng không quân vũ trụ Nga hiện nay sẽ thay thế những máy bay MiG-29 hạng nhẹ bằng các Su-30SM hạng nặng thế hệ 4+, chứ không phải bằng MiG-35.

Vấn đề ở chỗ, giá thành MiG-29 bằng 80% của Su-27, còn các chi phí vận hành gần như giống nhau. Bên cạnh đó, Su-30SM là sự phát triển của Su-27. Như vậy, toàn bộ ý nghĩa trong các tiêm kích hạng nhẹ không còn, khi có những cỗ máy hạng nặng với mức giá gần tương tự.

Nếu MiG-35 khi nào đó sẽ được biên chế cho lực lượng không quân vũ trụ Nga, thì chúng sẽ được gắn ký hiệu MiG-35S (một chỗ ngồi) và MiG-35UB (hai chỗ ngồi). Cả hai đều có thiết kế thân vỏ và buồng lái chung. Trên phiên bản một chỗ ngồi người ta bỏ đi ghế ngối sau và thay vào đó là bình nhiên liệu phụ.

Chiếc tiêm kích mới của Nga khác khá nhiều so với người anh em đã lỗi thời của mình.

Trong buồng lái tiêm kích MiG-35 được lắp đặt 3 màn hình tinh thể lỏng và 1 màn hình đơn sắc, có trạm radar mảng pha chủ động Zuk-M, nhiều cảm biến điện tử quang học và hồng ngoại, thước đo/chỉ dẫn mục tiêu bằng laser, hệ thống điện tử gắn mũ phi công và nhiều thiết bị khác.

Không phải nghi ngờ, MiG-35 là chiếc tiêm kích có khả năng chiến đấu tốt.

Tuy nhiên, triển vọng sử dụng nó trong lực lượng không quân vũ trụ Nga có vẻ như khá mờ mịt. Sản phẩm của «Sukhoi» đang vượt trội và Su-57 thế hệ thứ 5 đang sắp sửa xuất hiện, bởi vậy quân đội sẽ ngày càng khó có lý do để mua MiG-35 với số lượng lớn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại