Trường hợp của bệnh nhân người Mỹ
Một trường hợp xảy ra với Jacqueline, biên tập viên tại tờ báo mạng chuyên mục sức khỏe Health. Jacqueline có một chế độ sinh hoạt rất điều độ như ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng hàng ngày, thường xuyên đi tập thể dục, ăn nhiều trái cây và rau củ lành mạnh, ngừng sử dụng rượu và đồ ngọt.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên hàng năm, cô vẫn mắc các bệnh cảm lạnh, đau cổ họng, đau dạ dày, thậm chí vài năm trước còn bị bệnh zona. Câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao người có chế độ sinh hoạt đúng cách như vậy mà vẫn mắc nhiều bệnh khác nhau?
Đánh giá của chuyên gia
Bác sĩ nội khoa tại thành phố New York (Mỹ), tác giả của cuốn The Exhaustion Breakthrough, bà Holly Phillips cho biết vì mỗi người có một hệ miễn dịch khác nhau, có người khỏe hơn, có người yếu hơn. Những người có hệ miễn dịch tốt thường rất khó mắc nhiều bệnh tật trong khi những người còn lại sẽ dễ mắc bệnh hơn, thậm chí còn bị 5-6 bệnh cùng lúc.
Mặt khác, các nhà nghiên cứu cũng đề cập tới một loại "siêu hệ miễn dịch" của một số cá nhân có khả năng tự cơ thể mình kháng lại nhiều loại bệnh nhiễm vi khuẩn hoặc virus.
Ảnh minh họa
Để xác định được khả năng hoạt động của hệ miễn dịch thì cần rất nhiều yếu tố khác nhau.
Nhà nghiên cứu về di truyền học, đồng thời là giáo sư y khoa, khoa ung thư học tại Icahn School of Medicine trực thuộc bệnh viện Mount Sinai – New York (Mỹ), ông Paolo Boffetta nói rằng các gen miễn dịch rất phức tạp và khả năng của chúng phụ thuộc vào đặc tính tổng hợp chất trong cơ thể.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng hệ miễn dịch xuất hiện từ trước khi bạn được chào đời. Những yếu tố môi trường như trong tử cung cũng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của hệ miễn dịch ở thời kì đầu. Càng về sau tiếp xúc với môi trường bên ngoài như khói bụi, ô nhiễm, hệ miễn dịch sẽ dần suy yếu theo thời gian.
Bên cạnh đó, có một giả thuyết rằng nếu sớm tiếp xúc với môi trường nhiều vi khuẩn và virus, hệ miễn dịch sẽ trở nên "thông minh" hơn và tăng cường cho cơ thể khả năng sinh tồn ở nhiều môi trường khác nhau.
Ảnh minh họa
Giải thích về điều này, tiến sĩ Phillips nói rằng đôi khi giữ cho trẻ sạch sẽ quá mức mang đến cái hại nhiều hơn cái lợi. Bác sĩ Boffetta cũng bổ sung thêm nữa là những yếu tố về lối sống như stress, béo phì, uống nhiều rượu bia, vệ sinh cá nhân kém cũng sẽ dẫn đến tình trạng suy yếu phản ứng miễn dịch, làm cho cơ thể mắc nhiều bệnh nhiễm trùng.
Làm thế nào để tăng cường hệ thống miễn dịch thật hiệu quả?
Tuy không thể kiểm soát dễ dàng hệ thống miễn dịch của bản thân nhưng bù lại bạn vẫn có thể thực hiện những phương pháp đơn giản lành mạnh hỗ trợ cho sức khỏe của cơ thể như đi ngủ sớm, loại bỏ đồ ăn vặt.
Các chất dinh dưỡng từ rau củ, quả như kẽm, sắt, vitamin là những nguyên tố bồi bổ cần thiết cho hệ thống miễn dịch.
Lấy ví dụ như axit béo omega-3. Tiến sĩ Phillips giải thích loại axit béo này được tìm thấy trong các loại hải sản như cá hồi,.. có tác dụng kích thích sản xuất tế bào miễn dịch lympho giúp phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng.
Một điều quan trọng đó là bổ sung các dưỡng chất cho hệ thống miễn dịch qua thực phẩm tươi sẽ tốt hơn nhiều so với việc dùng các loại thuốc bổ sung chức năng.
Tập thể dục đều đặn và ngủ đủ giấc cũng rất cần thiêt trong quá trình này. Tiến sĩ Phillips cho biết việc tập thể dục sẽ giúp tuần hoàn máu tốt hơn, làm tăng khả năng sản xuất kháng thể chống lại vi trùng, giảm sự căng thẳng, tạo môi trường hoạt động tốt nhất cho hệ thống miễn dịch.
Ảnh minh họa
Ngủ là lúc cơ thể phục hồi chức năng sau một ngày làm việc vất vả. Tiến sĩ Phillips nói rằng khi ngủ, cơ thể sẽ tự giải phóng các protein miễn dịch gọi là cytokines, giúp chống lại nhiễm trùng và kiểm soát phản ứng của cơ thể.
Vì vậy, việc thiếu ngủ sẽ dẫn đễn sự thiếu hụt các cytokines cùng các tế bào miễn dịch khác, khiến cho bạn dễ dàng bị nhiễm bệnh hơn.
*Theo MSN
Xem thêm:
Bài tập giúp đôi chân thon gọn chỉ trong 7 ngày