Có rất nhiều ví dụ về cách thức đặt tên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho các loại khí tài quân sự của Liên Xô và sau này là Nga.
Máy bay ném bom chiến lược siêu thanh tầm xa có khả năng phóng tên lửa Tupolev Tu-22M, theo định danh NATO là “Backfire/Phản đòn", máy bay đánh chặn MiG-31, NATO gọi là "Foxhound/Chó săn cáo", trực thăng Mi-8/Mi-17 theo phân loại của NATO là Hip.
Hệ thống phòng không S-300 được NATO gọi là SA-10 "Grumble/Kẻ càu nhàu”, Tổ hợp tên lửa-pháo phòng không Pantsir S1 là SA-22 "Greyhound/Chó săn", Tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K720 Iskander được gọi là SS-26 "Stone/Đá tảng"...
Tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K720 Iskander được NATO định danh là SS-26 "Stone/Đá tảng"
NATO giải thích rằng việc đặt những tên gọi như Grumble, Hip… là để thuận tiện trong quá trình liên lạc giữa các lực lượng quân sự của khối quân sự này qua điện đàm: “Như vậy sẽ dễ hiểu hơn và ngắn gọn hơn”.
Tuy nhiên, nếu không dựa vào các tuyên bố của NATO mà căn cứ vào ý kiến của binh sĩ thì họ cảm thấy dễ hiểu và thuận tiện hơn khi sử dụng cách gọi “S-300” thay vì “SA-10 Grumble”.
Điều này cũng được chứng minh bằng một loạt các bài viết trên truyền thông phương Tây, nơi người ta sử dụng “S-300” và “S-400” nhiều hơn là cách gọi theo phân loại của NATO đối với những tổ hợp phòng không này.
Từ “Pantsir” đối với cách phát âm của những nước nói tiếng Anh trong khối NATO rất khó khăn, và việc đặt tên là dễ hiểu, nhưng lý do để đặt tên cho Mi-8/Mi-17 thì rất khó hiểu.
Tại sao các lực lượng vũ trang ngoài NATO không đặt tên cho những khí tài của NATO theo cách định danh này?
Trên thực tế thì chưa bao giờ có trường hợp như vậy được áp dụng nhưng vẫn tồn tại những phương án gọi tên "lóng" cho vũ khí của NATO, ví dụ như F-35 là “Chim cánh cụt” hoặc tên lửa “Tomahawk” là “Cái rìu”.
Hải quân Mỹ khai hỏa tên lửa Tomahawk nhằm vào các mục tiêu Syria hôm 13/4/2018.