Hơn 2.000 trước, Nho giáo chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Họ đưa ra nhiều quy định nghiêm khắc nhằm hạn chế hành vi của con người. Đặc biệt đối với phụ nữ là phải “tam tòng, tứ đức” nghĩa là “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Hiểu là ở nhà thì theo cha, lấy chồng phải theo chồng, chồng chết phải theo con.
Thậm chí, phụ nữ thời ấy còn không được phép ra ngoài tùy ý. Học chỉ có thể ở nhà giúp đỡ cha mẹ và trông trẻ.
Ảnh minh họa.
Phụ nữ thời xưa cũng đặc biệt coi trọng đức lang quân của mình. Để đề phòng có kẻ hãm hiếp, họ thường không ra khỏi nhà. Nhưng kẻ trộm hoa vẫn có thể tìm cơ hội để phạm tội không ngừng, nhiều phụ nữ thực sự không phản kháng sau khi gặp kẻ hiếp dâm và sẽ im lặng về sự việc sau đó.
Có nhiều nguyên nhân khiến người phụ nữ im lặng. Thứ nhất, nếu họ cưỡng lại họ có thể mất mạng. Thứ hai, sự việc này nếu để người khác biết được thì phụ nữ còn độc thân khó có thể kết hôn, phụ nữ đã kết hôn thì có thể bị chồng ly hôn. Cuối cùng, nếu sự ô uế bị lan truyền thì thể diện của họ sẽ bị mất rồi cả gia đình sẽ bị xấu hổ. Tất nhiên, vẫn có một số ít phụ nữ chọn cách chống lại.
Chính vì nhiều người không muốn phản kháng và tố giác nên những kẻ hiếp dâm càng trở nên ngạo mạn. Trong thời kỳ xã hội phong kiến, địa vị xã hội của phụ nữ rất thấp, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào lòng người, đối mặt với thực tế đó, nhiều người phải cúi đầu, nhịn nhục và đành bất lực.
Ngày nay, phụ nữ được luật pháp bảo vệ. Những kẻ dở trò đồi bại sẽ bị trừng trị một cách thích đáng. Phụ nữ nên biết dùng vũ khí của pháp luật để tự bảo vệ mình.