Tại sao ông Putin không quan tâm đến lệnh trừng phạt của châu Âu về vụ Navalny?

Thanh Bình |

Vụ việc liên quan đến chính trị gia đối lập Nga Alexei Navalny được cho là bị đầu độc bởi chất độc thần kinh đang làm leo thang căng thẳng giữa Nga và một số nước phương Tây.

Vụ việc liên quan đến chính trị gia đối lập Nga Alexei Navalny được cho là bị đầu độc bởi chất độc thần kinh đang làm leo thang căng thẳng giữa Nga và một số nước phương Tây.

Mới đây, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas và Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cáo buộc Moscow “có dính líu và phải chịu trách nhiệm” trong vụ đầu độc ông Navalny bằng chất độc thần kinh, đồng thời tuyên bố sẽ tìm cách thúc đẩy Liên minh châu Âu (EU) áp đặt các lệnh cấm vận mới chống lại Nga.

“Nga đến nay không đưa ra được bất kỳ lời giải thích đáng tin cậy nào. Trong bối cảnh này, chúng tôi cho rằng không có bất cứ lời giải thích hợp lý nào khác về vụ đầu độc ông Navalny ngoài sự dính líu và trách nhiệm của Nga”, tuyên bố chung cho biết.

Tuyên bố chung của Ngoại trưởng Pháp và Đức được đưa ra chỉ một ngày sau khi Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) của Liên Hiệp Quốc xác nhận kết luận của phía Đức, Pháp và Thụy Điển là ông Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok. Novichok là chất độc thần kinh chết người đã bị cấm, từng được quân đội Liên Xô phát triển trong thập niên 1970 và 1980.

Trong khi đó, tuyên bố người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nêu rõ: “Tuyên bố của hai Ngoại trưởng, vốn không thể chấp nhận được về nội dung và giọng điệu, cho thấy Paris và Berlin rõ ràng thiếu mong muốn tìm hiểu sự thật”.

Theo chuyên gia của tờ Glavred (Ukraine), đây là những loại trừng phạt được áp dụng đối với một số cá nhân nhất định. Chúng có thể ảnh hưởng một phần đến lợi ích của nhà nước, nhưng đây là một loại tương tự của “Danh sách Magnitsky” nổi tiếng. Các biện pháp trừng phạt này sẽ giáng một đòn mạnh vào một số nhân vật nhất định, trong số đó có thể có những quan chức cấp cao có thể không liên quan trực tiếp đến việc vụ việc.

Nhìn chung, ý tưởng trừng phạt các cá nhân được phương Tây đưa ra sau vụ đầu độc gia đình điệp viên Nga Skripal ở Salisbury. Sở dĩ châu Âu có phản ứng như vậy là do họ cho rằng Nga đã sử dụng vũ khí hóa học bị cấm theo các công ước quốc tế.

Tuy nhiên, không đủ căn cứ để áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với cá nhân Tổng thống Putin, người bị chính Navalny cáo buộc đầu độc. Bởi vì các biện pháp trừng phạt này sẽ không được mở rộng cho các quan chức cấp cao hơn hoặc những người thân cận của họ, do có một nguyên tắc bất thành văn là không áp dụng các biện pháp trừng phạt cho đến khi thực hiện đối thoại trực tiếp. 

Vì vậy, như trường hợp của Tổng thống Belarus Lukashenko trước đây, sẽ không có biện pháp trừng phạt nào đối với ông Putin.

“Chúng tôi hiểu rằng không có gì xảy ra ở Nga mà không có ảnh hưởng của ông Putin. Vì vậy, danh sách trừng phạt liên quan đến vụ Navalny khó có thể được mở rộng cho bất kỳ ai trên các quan chức cấp trung. Và ngay cả từ thực tế là các lệnh trừng phạt sẽ được áp dụng đối với các nhân vật đáng chú ý của Nga, các nhà chức trách sẽ không phải chịu nhiều thiệt hại”, các chuyên gia nhấn mạnh.

Phía Nga cho rằng Mocsow yêu cầu phương Tây chia sẻ thông tin, cung cấp bằng chứng nhưng bị phớt lờ. Tuy nhiên, Moscow không mở cuộc điều tra hình sự về trường hợp của ông Navalny vì các bác sĩ Nga tuyên bố không tìm thấy dấu vết của chất độc thần kinh Novichok.

Trước đó, hôm 30/9, trả lời phỏng vấn tờ Der Spiegel (Đức), ông Navalny cáo buộc Tổng thống Nga Putin đứng sau nghi án ông bị đầu độc, nhưng điện Kremlin phủ nhận thông tin này. Ông Navalny là người thường công khai chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin và tổ chức các cuộc biểu tình lớn ở thủ đô Moscow vào năm 2019.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại