Tại sao nhà Thanh có 13 niên hiệu nhưng chỉ có 12 vị hoàng đế?

Tiểu Ngọc |

Đâu là nguyên nhân dẫn đến sự sai khác này? Có phải trong một thời kỳ nhà Thanh đã không có vua?

Từ khi thành lập nhà Hạ vào thế kỷ 22 trước Công nguyên cho đến sự sụp đổ của nhà Thanh đầu thế kỷ 20- triều đại phong kiến ​​cuối cùng trong lịch sử, Trung Quốc tổng cộng đã trải qua 14 triều đại phong kiến. 

Trong đó nhà Thanh là triều đại thứ hai trong lịch sử Trung Quốc do người dân tộc thiểu số nắm quyền. Vị trí lịch sử vô cùng đặc biệt như vậy đã khiến nhà Thanh trở thành chủ đề vô cùng hấp dẫn đối với những người yêu thích lịch sử.

Nhà Thanh trải qua tổng cộng 12 đời vua, thế nhưng có tới 13 niên đại. Theo đó, niên hiệu là tên một giai đoạn gồm các năm nhất định, thường là năm trị vì của một vị vua dưới thời phong kiến.

Mỗi vị vua thường gắn với một niên hiệu như Hiến Hoàng Đế Dận Chân (1678-1735) có niên hiệu là Ung Chính, Thuần Hoàng Đế Hoằng Lịch (1711-1799) là Càn Long. Sở dĩ nhà Thanh có đến 13 niên hiệu là do Văn Hoàng Đế Hoàng Thái Cực (1592-1643)

Tại sao nhà Thanh có 13 niên hiệu nhưng chỉ có 12 vị hoàng đế? - Ảnh 1.

Tranh vẽ Hoàng đế Hoàng Thái Cực. Nguồn: Internet

Như chúng ta đã biết tiền thân của nhà Thanh không gọi là nhà Thanh. Trước đó Hoàng Thái Cực đã lật đổ chính quyền nhà Minh ở khu vực người Nữ Chân, lên ngôi Đại Hãn nhà Hậu Kim, đổi tên người Nữ Chân thành người Mãn. 

Thời điểm này, niên hiệu của ông là Thiên Thông (天聰). Năm 1636, Hoàng Thái Cực đổi quốc hiệu Đại Kim thành Đại Thanh, lên ngôi Hoàng Đế đồng thời đổi niên hiệu thành Sùng Đức.

Chính vì việc Hoàng Thái Cực đổi tên một lần đã ghi nhận tới 2 niên đại của riêng vị vua này. Từ đây vị hoàng đế khai quốc nhà Thanh chính thức bắt đầu chặng đường tham vọng để biến người Mãn trở thành chủ nhân thực sự của Tử Cấm Thành.

Nguồn tham khảo: Kknews

#HỎI NHANH ĐÁP GỌN

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại