Tại sao người nghèo thích ''giả vờ'' hào phóng, còn người giàu lại thản nhiên bàn chuyện tiền bạc?

Empathy |

Đừng nên sống "cả nể" chỉ vì đối phương có mối quan hệ gần với mình. Khi cần người cộng tác, vấn đề tiền bạc nhất định phải bàn cho rõ ràng, tránh sau này mất lòng đôi bên.

(01)

Khoảng hai tháng trước, tôi mở một khóa học trực tuyến và nhờ người bạn bên marketing giúp quảng bá.

Sau khi anh ấy đồng ý, tôi nói với anh ấy: "Anh cứ tính theo giá thị trường nhé, em sẽ trả tiền lại cho anh."

Nghe vậy, anh ấy nói với tôi, dù sao cũng là bạn bè quen thuộc, anh ấy chỉ giúp chứ không lấy tiền.

Tôi không đồng ý lắm về quan niệm này, mới nói với anh ấy về suy nghĩ của mình:

"Tớ làm mảng giáo dục trực tuyến, vậy các khóa học mới sẽ vẫn cần được quảng bá tiếp tục. Nếu lần này cậu miễn phí cho tớ với tư cách bạn bè, tớ mà yên tâm nhận lời, thì cũng đồng nghĩa với việc lần sau không dám tìm cậu làm nữa..."

Ngược lại, nếu ngay từ đầu anh ấy tính đúng theo quy luật hợp tác thị trường, tôi và anh ấy đều có thu nhập lâu dài. Tôi không nợ tình nghĩa anh ấy, mà anh ấy cũng không cần thấy khó chịu sau này.

Nếu bạn cảm thấy ngại khi thu tiền bạn bè, vậy hãy nghĩ ra một mức giá hữu nghị, còn việc nhận tiền chẳng có gì phải ngại, vì đó là công sức của bạn nên bạn đáng được nhận nó.

(02)

Một nhóm nghiên cứu đã so sánh về cách sống giữa nông thôn và thành thị, sau đó rút ra một kết luận:

Thu nhập của người dân ở nông thôn thấp hơn người dân ở thành phố. Nhưng đa phần người ở nông thôn ít bàn về tiền bạc, họ thường dùng "việc" đổi "việc" là nhiều.

Ví dụ, hôm nay anh giúp hàng xóm cày ruộng một ngày. Mấy tháng sau, hàng xóm sẽ giúp anh cắt lúa một ngày. Hay nhà anh cho tôi rổ rau, tôi cho lại anh vài quả dưa chuột...

Ngược lại, người ở thành phố thường thích dùng tiền để đo lường giá trị hàng hóa cũng như dịch vụ.

Mọi người nghĩ rằng "tình làng nghĩa xóm" ở nông thôn có vẻ tốt hơn ở thành phố, cũng thân thiết hơn. Nhưng thực tế, họ chỉ là sống "sòng phẳng" mà thôi.

Ở nông thôn, có nhiều khi chỉ vì vài chuyện vặt vãnh mà hai gia đình đang hòa thuận có thể trở thành kẻ thù không đội trời chung của nhau. Trong thành phố cũng có loại chuyện này, nhưng xác suất thấp hơn, vì đa phần họ chỉ sống nhà nào theo nhà đó, ít giao tiếp đôi bên.

Đừng nên sống "cả nể" chỉ vì đối phương có mối quan hệ gần với mình. Khi cần người cộng tác, vấn đề tiền bạc nhất định phải bàn cho rõ ràng, tránh sau này mất lòng đôi bên.

Tại sao người nghèo thích giả vờ hào phóng, còn người giàu lại thản nhiên bàn chuyện tiền bạc? - Ảnh 1.

(03)

Trong cuốn "Lược sử loài người", Noah Harari có viết:

"Tiền tệ chính là thứ khiến con người tin tưởng và tôn trọng, là đại diện cho một sự tiến bộ khác của nhân loại."

Nói về tiền có vẻ rất thô tục, nhưng nó có hai tác dụng rất tích cực:

1. Tôn trọng quy luật thị trường, có thể tăng hiệu quả và tiết kiệm thời gian.

2. Dễ đo lường giá trị. Với một đơn vị tiền tệ thống nhất, cho dù đó là một dịch vụ hay một mặt hàng, một mức giá có thể được đưa ra dựa trên thị trường mở, để cả hai bên trong giao dịch đều hài lòng.

Tôn trọng thị trường đồng nghĩa với việc tôn trọng những người đứng sau thị trường, những người cung cấp các dịch vụ và hàng hóa khác nhau sẽ sẵn sàng trả mức giá tương ứng.

Tại sao người nghèo thích giả vờ hào phóng, còn người giàu lại thản nhiên bàn chuyện tiền bạc? - Ảnh 2.

(04)

Tôn trọng sức mạnh của đồng tiền thực ra cũng là tôn trọng mặt "tư lợi" của con người, để họ dám đối diện với nó, không phải trốn tránh.

Chúng ta sẵn sàng cống hiến "vô điều kiện" cho những người chúng ta trân trọng, nhưng điều này không phải tuyệt đối. Trên thực tế, ai mà chẳng muốn được mọi người tôn trọng hay công nhận.

Nếu chỉ giúp mãi không có hồi báo, xu hướng "vị tha" của họ có thể bị biến đổi nếu việc đó diễn ra trong thời gian dài.

Không có gì là xấu khi bàn tiền với người quen, miễn là bạn đúng, không gian lận, vậy nhận lấy thù lao tương xứng với công sức là điều đương nhiên.

Người giàu không bao giờ "ngại" khi bàn về tiền bạc, chỉ có người nghèo mới làm như vậy.

Nếu bạn bè, người quen của bạn lôi vấn đề đạo đức, quan hệ ra để bạn mềm lòng mà bỏ qua, vậy họ không xứng đáng trở thành đối tác của bạn. Người như vậy hợp tác về lâu về dài thế nào cũng nảy sinh mâu thuẫn.

Họ đang lợi dụng mối quan hệ của hai người, còn bạn thì quá để tâm đến mối quan hệ này. Hai cách nghĩ khác nhau sẽ dễ dàng dẫn đến xung đột trong tương lai.

Loại người khôn lỏi thế này tốt nhất hãy nên tránh xa!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại