Tại sao Nga “khó cưỡng” trước vị trí đắc địa của sân bay Al-Qamishli ở Syria?

Đức Trí |

Nga thiết lập căn cứ quân sự ở sân bay Al-Qamishli sẽ tạo thành “thế chân vạc” ở Syria, phá vỡ sự bao vây của Mỹ, nâng tầm ảnh hưởng toàn bộ Trung Đông.

Trong bối cảnh liên minh Nga – Syria đang tăng tốc thu hồi khu vực Đông Bắc Syria thì có thể nói việc Nga xây dựng căn cứ tên lửa S-400 thứ 3 ở khu vực Đông Bắc Syria đã trở thành "ván đã đóng thuyền".

Hiện, quân đội Nga có 2 căn cứ quân sự ở Syria, một là căn cứ không quân Hmeymim, hai là căn cứ Hải quân, một cảng quân-dân sự quan trọng của phía Đông Địa Trung Hải. Việc mở thêm căn cứ ở sân bay Al-Qamishli sẽ cho phép Nga tạo thành "thế chân vạc" ở Syria và khu vực Trung Đông.

Hai căn cứ Không quân và Hải quân của Nga ở Syria cách nhau không quá xa (khoảng 70 km), dựa vào các máy bay chiến đấu Su-35S và Su-30SM, máy bay ném bom Su-34 và Su-24, máy bay trực thăng tấn công Mi-35, hệ thống tên lửa phòng không S-400, Tor-M2 và Pantsir-S1, cũng như nhiều loại radar, tên lửa trên bờ, máy bay cảnh báo sớm, tàu khu trục và tàu ngầm mà Nga bố trí tại các căn cứ này cũng đã tạo thành một hệ thống tấn công và phòng thủ tích hợp trên không trên biển với bán kính vài trăm km.

Theo các chuyên gia quân sự Nga, hiện Nga thậm chí không cần đóng quân tại Syria thì những máy bay không xác định đột nhập vào phạm vi 60 km xung quanh căn cứ không quân Hmeymim của Nga ở Syria cũng ngay lập tức đối mặt với các hệ thống đánh chặn của Nga

Cùng với chiến sự Syria không ngừng mở rộng và ngày càng có nhiều bên tham gia, căn cứ theo nhu cầu tác chiến, Quân đội Nga đã tăng cường đóng quân tại nhiều căn cứ khác ở Syria như:

Năm 2016, căn cứ T4 bị các tổ chức cực đoan tấn công và phá hủy nhiều máy bay trực thăng (sau này căn cứ được Iran sử dụng để cất giữ, lắp ráp và bảo trì máy bay không người lái và bị Israel tấn công liên tục).

Tại sao Nga “khó cưỡng” trước vị trí đắc địa của sân bay Al-Qamishli ở Syria? - Ảnh 2.

Các hệ thống đánh chặn của Nga ở Hmeymim có thể tiêu diệt các mục tiêu tiếp cận trong phạm vi 60 km. Nguồn: Sohu

Ngày 7/4/2017, căn cứ không quân Shayrat bị 59 quả tên lửa BGM-109 Tomahawk của Mỹ tấn công, các tên lửa này được phóng đi từ 2 tàu khu trục lớp Arleigh Burke là USS ROSS và USS PORTER thuộc Hạm đội 6 ở Địa Trung Hải.

Cuộc tấn công làm thiệt hại 15 máy bay chiến đấu, 7 binh sĩ và phi công thiệt mạng, 9 dân thường thương vong. Căn cứ nằm ở Đông Nam thành phố Aleppo, Bắc Syria, Không quân Nga cũng sử dụng cơ sở này.

Năm 2015, Nga mở rộng đường băng để đáp ứng các máy bay Nga. Năm 2016, quân đội Nga tăng gấp đôi lượng trực thăng tấn công đóng tại Shayrat. Hiện, Không lực Nga đang sử dụng căn cứ này làm trung tâm vận chuyển và là điểm vào cho các nguồn cung cấp quân sự cho quân đội Syria.

Tại sao Nga “khó cưỡng” trước vị trí đắc địa của sân bay Al-Qamishli ở Syria? - Ảnh 3.

Quân đội Nga cũng tăng cường đóng quân tại nhiều căn cứ khác ở Syria. Nguồn: Sohu

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là, tất cả các căn cứ trên đều nằm ở bờ tây sông Euphrates dưới sự kiểm soát của chế độ Bashar. Ở phần phía Đông của Syria, Nga đã không có căn cứ nào để bố trí binh lực trong một thời gian dài.

Điều này là do, phần phía đông của sông Euphrates do Mỹ khống chế và Mỹ cũng hỗ trợ lực lượng vũ trang người Kurd chiếm đóng địa bàn này. Một khi Quân đội Nga xâm nhập vào khu vực này, không chỉ là vấn đề đảm bảo an ninh và công tác hậu cần cho binh lính, mà còn có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị Quân đội Mỹ "ngộ sát".

Với việc Thổ Nhĩ Kỳ phát động Chiến dịch "Mùa xuân Hòa bình" nhằm chống lại các lực lượng thuộc đảng Công nhân người Kurd (PKK) và nhánh Các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) ở phía Đông Bắc Syria vào đầu tháng 10/2019, Quân đội Nga đã có thể mượn danh nghĩa "gìn giữ hòa bình" để vượt sông Euphrates, qua đó mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở phía Đông Syria.

Tại sao Nga “khó cưỡng” trước vị trí đắc địa của sân bay Al-Qamishli ở Syria? - Ảnh 4.

Sân bay Al-Qamishli có đường băng dài 3.500 m cho phép Nga cất hạ cánh các loai máy bay chiến đấu. Nguồn: Sohu.

Cần lưu ý rằng, ở phía đông bắc của thành phố Al-Qamishli và Al-Hasakah (thủ phủ của tỉnh Al -Hasakah), quân Chính phủ Syria (khoảng 5.000 quân) từ lâu đã đóng quân tại 2 khu vực "đắc địa" này, lực lượng này đã phát huy tác dụng then chốt trong các hành động thu hồi lại khu vực Đông Bắc Syria.

Đặc biệt, thành phố Al-Qamishli có một sân bay lớn được xây dựng trước chiến tranh, có đường băng chất lượng cao với chiều dài 3.500 mét và chiều rộng 50 mét và khu đỗ máy bay có diện tích 60.000 mét vuông

Ngay cả máy bay vận tải An-124 của Nga và máy bay ném bom chiến lược Tu-160 cũng có thể dễ dàng cất cánh và hạ cánh tại sân bay Al-Qamishli, thì máy bay chiến đấu của Nga có thể cất hạ cánh ở sân bay này là điều đương nhiên.

Năm 2014, máy bay vận tải An-124 và IL-76 của Nga đã hạ cánh ở sân bay này để cung cấp vật tư hỗ trợ nhân đạo cho khu vực này.

Tại sao Nga “khó cưỡng” trước vị trí đắc địa của sân bay Al-Qamishli ở Syria? - Ảnh 5.

Sân bay Al-Qamishli sẽ cho phép Nga tạo thành “thế chân vạc” ở Syria. Nguồn: Sohu.

Căn cứ quan trọng thứ ba ở Syria mà quân đội Nga đang xem xét, chính là sân bay Al-Qamishli. Về mặt địa lý, sân bay này nằm sát khu vực giao lưu biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iraq.

Dựa vào vị trí này, Nga vừa có thể vừa ngăn chặn Thổ Nhĩ Kỳ vừa hỗ trợ Chính phủ Syria tăng tốc độ thu hồi lãnh thổ phía Đông, cũng có thể tạo ra ảnh hưởng lớn hơn tới nước láng giềng Iraq để tranh giành ảnh hưởng với Mỹ, đồng thời hình thành 3 căn cứ quân sự "đông tây hỗ trợ lẫn nhau".

Trên thực tế, ngay từ cuối tháng 1/2016, Quân đội Nga đã cử hàng trăm sĩ quan và binh lính đến sân bay Al-Qamishli để củng cố, cải tạo đường băng sân bay và kiểm tra Trung đoàn 154 của Quân đội Syria chịu trách nhiệm bảo vệ sân bay này.

Quân đội Nga làm điều này vào thời điểm dó, chủ yếu là do Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một máy bay ném bom Su-24 của Nga vào ngày 24/11/2015, vì vậy Nga phải thực hiện một số biện pháp để "dọa" Thổ Nhĩ Kỳ (Sân bay Al-Qamishli chỉ cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 8 km).

Tại sao Nga “khó cưỡng” trước vị trí đắc địa của sân bay Al-Qamishli ở Syria? - Ảnh 7.

Cuối tháng 1/2016, Quân đội Nga đã cử hàng trăm quân đến cải tạo sân bay Al-Qamishli. Nguồn: Sohu

Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau (mối quan hệ Nga-Thổ "ấm lên", Quân đội Nga tập trung chiến đấu ở Bờ Tây Euphrates), nên Quân đội Nga đã tạm thời gạt bỏ ý tưởng này. Với sự trở lại của liên minh Nga-Syria ở phía Đông Bắc của Syria hiện nay, vị trí chiến lược của sân bay Al-Qamishli lại một lần nữa làm "sống dậy" chiến lược của Nga.

Theo báo cáo của tổ chức SOHR có trụ sở tại London, Quân đội Nga đã thành lập một ban chỉ huy ở gần sân bay này.

Tại sao Nga “khó cưỡng” trước vị trí đắc địa của sân bay Al-Qamishli ở Syria? - Ảnh 8.

Sân bay Al-Qamishli chính là trung tâm của “ngã tư Trung Đông”. Nguồn: Sohu.

Một điểm đáng chú ý nữa đó là, ngoài các lý do nêu trên, thì sân bay Al-Qamishli cũng là địa điểm gần với Nga nhất. Máy bay quân sự Nga cất cánh từ bờ biển Caspi, thông qua quan hệ hữu nghị giữa Iran và Iraq, toàn bộ hành trình chỉ khoảng 1.500 km là đến được sân bay này.

Hơn nữa, sân bay Al-Qamishli chỉ cách Biển Đen, Biển Địa Trung Hải và Biển Caspi khoảng 500-600 km, cách Vịnh Ba Tư khoảng 1.000 km (Quân đội Nga đã lên kế hoạch thiết lập một căn cứ dọc theo Vịnh Ba Tư ở Iran). Sân bay này chính là trung tâm của "ngã tư Trung Đông".

Một khi Quân đội Nga thiết lập căn cứ tại sân bay Al-Qamishli và khai thông tuyến đường vận chuyển hàng không, sân bay này chắc chắn sẽ chiếm một vị trí địa chính trị chiến lược trong tổng thể khu vực Biển Đen - Vịnh Ba Tư - Caspi - Địa Trung Hải.

Đây cũng là căn cứ để Nga phá vỡ thế bao vây của Mỹ và đồng minh ở khu vực Trung Đông. Có thể nói, nếu Nga lập căn cứ ở sân bay Al-Qamishli sẽ trở thành “một viên đá ném trúng 4 con chim”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại