Bộ ba hạt nhân chiến lược răn đe và trả đũa của Mỹ; Nguồn: rpc.senate.gov
Tổng thống Biden đã thực hiện một trong những lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình bằng việc gia hạn thỏa thuận kiểm soát vũ khí cuối cùng trong Chiến tranh Lạnh thêm 5 năm nữa, đến năm 2026.
Được gọi là Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New Strategic Arms Reduction Treaty - New START), vì nó này giới hạn Nga và Mỹ bởi 1.550 đầu đạn hạt nhân được mang bởi không nhiều hơn 700 hệ thống sử dụng tầm xa - tên lửa đạn đạo bố trí trên đất liền, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng.
Mục tiêu chính của Hiệp ước là duy trì sự cân bằng hạt nhân ổn định và có thể kiểm chứng được, với khả năng xảy ra hiểu lầm giữa Washington và Moscow ít nhất. Những hiểu lầm một trong hai bên sử dụng vũ khí của mình có thể dẫn đến sai lầm bằng một cuộc khủng hoảng.
Biểu đồ dưới đây chỉ ra rằng, một đầu đạn duy nhất có công suất phổ biến trong kho vũ khí của Nga được kích nổ ở phía trên một thành phố lớn của Mỹ, có khả năng giết chết số người Mỹ trong một giờ nhiều hơn so với Covid-19 trong một năm.
Cụ thể, với đầu đạn công suất 500kT nổ trên không ở độ cao 1,1 dặm: phần lớn người trong bán kính 2,2 dặm chết do cấn động của vụ nổ và nhiệt độ cao; nhiều người trong bán kính 5,8 dặm có thể bị nứt hộp sọ, thủng màng nhỉ và các vết thương nghiêm trọng khác; các cấu trúc và thiết bị đều bị hỏng.
Người Nga có 700 đầu đạn như vậy cùng với hàng trăm đầu đạn khác với công suất thấp hơn.
Không quốc gia nào trong hai quốc gia Nga và Mỹ có thể bảo vệ trước một cuộc tấn công quy mô lớn sử dụng vũ khí có sức mạnh đáng sợ như vậy. Chỉ 5% vũ khí tấn công xuyên thủng hệ thống phòng thủ có thể đủ để làm sụp đổ nền kinh tế và cấu trúc xã hội của một trong hai quốc gia.
Vì vậy, New START không cố gắng làm giảm tác động của việc phản đòn hạt nhân. Những gì nó làm là tạo ra một sự cân bằng hạt nhân, trong đó không có động cơ hợp lý để “ra đòn” trước. Mỗi bên đều biết mình không thể giải giáp bên kia bằng một cuộc tấn công bất ngờ, và bất kỳ hành động xâm lược hạt nhân nào sẽ dẫn đến sự trả đũa áp đảo.
Nói cách khác, việc phát động một cuộc tấn công hạt nhân của một trong hai bên có thể là sự tự sát. Hầu như mọi thứ mà Washington và Moscow đã làm với lực lượng hạt nhân của họ kể từ khi hiệp ước vũ khí chiến lược đầu tiên có hiệu lực vào năm 1972 đều nhằm mục đích củng cố nhận thức: tấn công thì cả hai cùng “băng hà”.
Đó có thể không phải là một chiến lược thật hoàn hảo, nhưng rõ ràng đây là chiến lược tốt nhất trong thời đại hạt nhân - ít nhất là khi đối đầu với đối thủ sở hữu hơn một nghìn đầu đạn hạt nhân tầm xa.
Tuy nhiên, có một vấn đề tiềm ẩn với lực lượng trả đũa của Mỹ mà bà Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Kathleen Hicks vừa nhấn mạnh trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ. Do Washington đã trì hoãn việc hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh, nhiều loại vũ khí sẽ sớm không còn đáng tin cậy.
Trên thực tế, Hicks nói rõ rằng, sự phân rã có thể đã bắt đầu, khi nhận xét về tình trạng sẵn sàng của bộ ba tạo thành lực lượng trả đũa của Mỹ.
Do sự kết hợp giữa tư duy mơ mộng và sự quản lý kém của các chính quyền trước đây, các thành tố của bộ ba đều đang phải đối mặt với việc buộc phải nghỉ hưu vào cuối thập kỷ này:
400 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III được triển khai trong các hầm chứa cứng dưới lòng đất đã có tuổi đời 50 năm và mặc dù các sáng kiến kéo dài tuổi thọ lặp đi lặp lại, sẽ không đáng tin cậy sau năm 2030; 14 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio chứa 70% đầu đạn chiến lược của Mỹ, vốn cũng đã được kéo dài tuổi thọ theo thiết kế ban đầu, phải bắt đầu nghỉ hưu vào năm 2030; 66 máy bay ném bom có khả năng hạt nhân do Bộ chỉ huy tấn công toàn cầu của Không quân vận hành sẽ không thể tiếp cận hầu hết các mục tiêu chiến lược sau năm 2030 trừ khi các tên lửa hành trình cũ của chúng được thay thế.
Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ gần đây nhận xét rằng sẽ là "một phép màu" khi vũ khí này vẫn có thể bay được. Dự định ban đầu là hoạt động trong 10 năm, nhưng hiện nay chúng đang tiến đến thập kỷ phục vụ thứ 5.
Vì vậy, nói một cách ngắn gọn, toàn bộ lực lượng răn đe hạt nhân của Mỹ đang già đi, sắp nghỉ hưu. Tổng thống Obama và Tổng thống Trump hiểu rõ điều này và đã đưa ra các chương trình hiện đại hóa cả ba thành tố của bộ ba, cùng với mạng lưới chỉ huy và kiểm soát cùng các vệ tinh cảnh báo tên lửa.
Giờ đây, Tổng thống Biden nên tiếp tục nỗ lực này vì Washington đã hết thời gian để cân nhắc nếu muốn duy trì khả năng trả đũa đáng tin cậy - yêu cầu cơ bản của an ninh trong thời đại hạt nhân.
Một số thành viên Đảng Dân chủ đã nâng cao quan niệm viễn vông về cách có thể tiết kiệm tiền trong việc hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân, có lẽ bằng cách bỏ qua việc mua Minuteman III thay thế hoặc tên lửa hành trình tốt hơn trang bị cho máy bay ném bom.
Tuy nhiên, như đánh giá về thực trạng hạt nhân Obama-Biden năm 2010 đã nêu, “Mỗi cấu phần của bộ ba đều có những lợi thế đảm bảo giữ được cả bộ ba ở giai đoạn giảm thiểu này”. Đánh giá thực trạng hạt nhân của chính quyền Trump đã đưa ra một kết luận tương tự:
"Việc loại bỏ bất kỳ cấu phần nào của bộ ba sẽ giúp dễ dàng hơn rất nhiều cho việc lập kế hoạch tấn công của đối phương và cho phép kẻ thù tập trung nguồn lực và sự chú ý vào việc đánh bại hai cấu phần còn lại".
Nói cách khác, việc loại bỏ bất kỳ phần nào của kế hoạch hiện đại hóa hiện tại khiến chiến tranh hạt nhân dễ xảy ra hơn, bằng cách tăng khả năng một ngày nào đó Nga (hoặc Trung Quốc) quyết định có thể giải giáp Mỹ trong một cuộc tấn công bất ngờ.
Khả năng đó có vẻ xa vời, nhưng có một lịch sử dài về những cảnh báo sai lầm và các cuộc khủng hoảng khu vực gần như dẫn đến những đánh giá sai lầm chết người trong quá khứ.
Vì vậy, người Mỹ đừng tự đánh lừa mình về những gì mà kiểm soát vũ khí có thể đạt được. Sự cân bằng hạt nhân ổn định được ghi nhận trong New START dựa trên nhận thức của Moscow rằng bất kỳ hành động xâm lược hạt nhân nào cũng có thể là hành động tự sát.
Chính quyền Biden cần đảm bảo rằng các nhà lãnh đạo Nga, bất kể bị lừa dối hay bị bao vây, thúc ép, sẽ không đưa ra kết luận khác trong tương lai.