Vua Iran (Shah) đã chọn mua 80 tiêm kích Tomcat thay vì tiêm kích F-15 Eagle - và theo tạp chí We are the mighty, đó là một khoản đầu tư tốt. Ngay cả sau khi chế độ quân chủ Iran nhường chỗ cho Cộng hòa Hồi giáo Iran sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, Không quân Iran vẫn sở hữu một số phi công Tomcat giỏi nhất thế giới.
Và Mỹ không muốn bất kỳ ai trong số họ được tiếp tục bay.
Iran là “bạn cũ” của Mỹ. Sau cách mạng Hồi giáo, Mỹ không thể để Iran yên. Một điểm mấu chốt quan trọng đối với Mỹ là “người cũ của chúng tôi vẫn có 30 chiếc máy bay chiến đấu tốt nhất của chúng tôi”, và họ đang sử dụng nó để có hiệu quả lớn chống lại “chiến lợi phẩm mới” của chúng tôi, Iraq, trong Chiến tranh Iran-Iraq”.
Lực lượng Không quân Iran đã thể hiện trình độ rất cao trong Chiến tranh Iran-Iraq đến mức “một con mèo nhỏ đơn độc” (biệt danh của F-14) cũng có thể đuổi sạch máy bay đối phương khỏi bầu trời mà không cần bắn một phát nào.
Nhiều vụ bắn hạ F-14 Tomcat thành công là do các khẩu đội tên lửa đất - đối - không SAM đặt trên mặt đất của… Iran.
Nhưng cuối cùng Mỹ cũng có được những tiêm kích tốt hơn, bất kể "Top Gun" mang tính biểu tượng như thế nào (F-14 Tomcat là tiêm kích chủ lực xuất hiện trong bộ phim Topgun nói về không quân tiêm kích Mỹ).
Kể từ F-14 Tomcat, Mỹ đã có những tiến bộ lớn trong công nghệ máy bay chiến đấu dẫn đến việc phát triển máy bay chiến đấu F-22 và F-35, công nghệ tuyệt vời đến mức “có vẻ như là ma thuật đối với một số người”, tạp chí We are the mighty bình luận.
Theo tờ tạp chí Mỹ, thật hợp lý khi cho phi đội F-14 của họ nghỉ hưu vào năm 2007, vì Mỹ có một máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không có mặt cắt radar chỉ ngang một con ong nghệ và có thể hạ gục máy bay đối phương trước khi nhìn thấy nó.
Khi Iran nghe ngóng được thông tin này, CEO của tập đoàn Northrop Grumman (nhà sản xuất F-14) cũng bắt đầu nói về ý tưởng bán linh kiện.
Chiếc tiêm kích F-14 Tomcat lừng danh một thời của quân đội Mỹ.
Nhưng không. Đó là năm 2007 và Iran bị xếp vào "trục ma quỷ" của Tổng thống George W. Bush, cùng với Triều Tiên.
Ý tưởng bán các linh kiện F-14 quý hiếm cho Iran để nước này không phải chứng kiến phi F-14 của chính mình ngày càng rệu rã theo thời gian là điều phi lý. Chính mối quan tâm này đã khiến Lầu Năm Góc phải băm nát từng chiếc F-14 Tomcat cuối cùng còn sót lại.
Có phải Mỹ đã phải mang những chiếc máy bay trị giá 38 triệu đô la ra phá dỡ thành sắt vụn để Iran không thể sửa chữa đội bay già cỗi của họ? Câu trả lời là không, theo nhiều chuyên gia an ninh quốc gia.
Họ nói rằng động thái này mang tính biểu tượng hơn là thực tế. Các bộ phận của tiêm kích F-14 được coi là thiết bị nhạy cảm chỉ vì lý do này, vì vậy Mỹ đã không bán các bộ phận cho bất kỳ ai, không chỉ Iran, vì sợ rằng cuối cùng Iran có thể nhận được chúng.
Nhưng điều đó không quan trọng, bởi Iran không thể làm gì nhiều với F-14 nếu chúng có khả năng bay.
"Những chiếc máy bay đó khi già đi có thể tương đương với những chiếc ô tôChevrolet ở Cuba. Chúng trở thành di tích của một kỷ nguyên đã qua", Larry C. Johnson, cựu phó trưởng bộ phận chống khủng bố tại Bộ Ngoại giao Mỹ thời Tổng thống George H.W. Bush nói.
"Ngay cả khi có thể đưa chúng lên không trung, chúng sẽ phải đối mặt với những hệ thống vũ khí tiên tiến hơn”.
Quyết định tiêu hủy tất cả Tomcat thừa là một biện pháp phòng vệ tương đương với việc lấy đi ngôi nhà và chiếc xe dù không cần hay muốn - một động thái hoàn toàn không công bằng. Nhiều người hâm mộ Tomcat đã mong rằng chúng sẽ được tặng cho viện bảo tàng.