Tại sao Mỹ cam kết cung cấp vũ khí sát thương cao cho Ukraine?

Đức Trí |

Mỹ vừa mới đưa ra cam kết đầy “hấp dẫn” với Ukraine trong đó có việc cung cấp vũ khí sát thương cao cho Kiev, đây được coi là “phần thưởng” của Mỹ đối với Ukraine.

Bộ trưởng ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba. Nguồn: Sina.

Bộ trưởng ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba. Nguồn: Sina.

Theo báo cáo của Sputnik mới đây, Bộ Ngoại giao Ukraine cùng ngày cho biết, trong một cuộc điện đàm trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đảm bảo với Bộ trưởng ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba rằng, Mỹ đã sẵn sàng cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev.

Ngoài ra, hai bên cũng đạt được nhất trí về việc tăng cường hơn nữa mối quan hệ đối tá chiến lược song phương.

Một báo cáo của Bộ Ngoại giao Ukraine ngày 02/02/2021 chỉ rõ: “Ông Blinken đảm bảo với Kuleba rằng, Chính phủ mới của Mỹ đã sẵn sàng cung cấp cho Ukraine hỗ trợ kinh tế và quân sự mạnh mẽ, bao gồm cả vũ khí sát thương”.

Tại sao Mỹ cam kết cung cấp vũ khí sát thương cao cho Ukraine? - Ảnh 1.

Bộ trưởng ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba. Nguồn: Sina.

Ngoài ra, hai bên cũng Thảo luận các vấn đề như hợp tác sâu rộng trong chính sách an ninh, kinh tế, thương mại và đầu tư, cũng như ứng phó với đại dịch Covid-19. Bộ Ngoại giao Ukraine nêu rõ:

“Hai bên đã thảo luận về triển vọng tiếp xúc ở tất cả các cấp, kể cả cấp cao nhất, và nhắc lại rằng họ sẽ mời lẫn nhau đến thăm làm việc vào thời điểm thích hợp khi dịch bệnh được kiểm soát”.

Theo báo cáo của Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, Chính phủ Kiev hy vọng rằng, sau khi ông Biden nhậm chức Tổng thống, Mỹ có thể tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Theo số liệu của Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, năm 2020, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine các trang bị quân sự có trị giá lên đến 510,6 triệu USD, đây là mức cao kỷ lục trong quan hệ quân sự song phương.

Nga đã nhiều lần cảnh báo Mỹ không cung cấp vũ khí cho Ukraine, vì điều này sẽ chỉ dẫn đến leo thang xung đột khu vực Donbass. Ngoài ra, hầu hết các chính trị gia châu Âu cũng phản đối việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Để đạt được cam kết của Mỹ, nhiều chuyên gia cho rằng, Ukraine đã lấy Trung Quốc làm “quân bài” trao đổi với Mỹ.

Tổng thống Ukraine Zelensky ngày 29/1 đã ký lệnh áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 3 cá nhân và 4 công ty Trung Quốc bao gồm Công ty TNHH Đầu tư Công nghiệp Hàng không Thiên Kiêu Bắc Kinh (Skyrizon).

Phía Ukraine tuyên bố rằng, các lệnh trừng phạt đối với các công ty và cá nhân Trung Quốc sẽ có hiệu lực trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được công bố, đồng thời nêu rõ “Bộ Ngoại giao Ukraine sẽ thông báo lệnh trừng phạt này đến các cơ quan có thẩm quyền của Liên minh châu Âu, Mỹ và các quốc gia khác, đồng thời cũng đề xuất các biện pháp hạn chế phù hợp”.

Các công ty và cá nhân liên quan đều là nhà đầu tư vào hãng chế tạo động cơ hàng không khổng lồ Motor Sich của Ukraine. Động thái này của Chính phủ Ukraine được coi là động thái mới nhất nhằm hỗ trợ Mỹ trong việc cản trở các công ty Trung Quốc mua lại công ty này.

Liên quan đến vấn đề cổ đông Trung Quốc của Công ty Motor Sich bị chính quyền Ukraine trừng phạt, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân tuyên bố trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 1/2 rằng, Trung Quốc luôn phản đối các biện pháp trừng phạt đơn phương của chính phủ nước ngoài đối với các công ty Trung Quốc.

Trung Quốc hy vọng rằng, Ukraine sẽ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp và nhà đầu tư Trung Quốc theo quy định của pháp luật.

Trước đó, tháng 12/2020, các nhà đầu tư Trung Quốc của Motor Sich đã đệ đơn kiện chính phủ Ukraine ra trọng tài quốc tế để đòi bồi thường, số tiền lên tới 3,5 tỉ USD.

Được biết, công ty Trung Quốc đã mua lại hơn 50% cổ phần tại Motor Sich, nhưng vẫn còn hơn 25% cổ phần do Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Ukraine (Ukroboronprom) kiểm soát.

Tại sao Mỹ cam kết cung cấp vũ khí sát thương cao cho Ukraine? - Ảnh 3.

Thương vụ mua Motor Sich của Thiên Kiêu Bắc Kinh thất bại, phía Trung Quốc đã kiện đòi chính phủ Ukraine bồi thường. Nguồn: Sina.


Ông Vyacheslav Boguslayev, chủ tịch của Motor Sich, cho biết công ty không có lựa chọn nào khác, nếu không, nhà máy sẽ buộc phải đóng cửa. Theo ông Boguslayev, ngoài việc mua cổ phần, công ty Trung Quốc còn hứa đầu tư 250 triệu USD vào nhà máy này trong vòng hai năm.

Ngoài ra, sau khi bán cổ phần của nhà máy Motor Sich, một số bằng sáng chế sẽ vẫn thuộc sở hữu của Ukraine, đặc biệt là công nghệ động cơ do Cục Thiết kế Tiến bộ Ivchenko phát triển. Tuy nhiên, do lo ngại bị Mỹ trừng phạt, Ukraine chưa phê chuẩn việc bán Nhà máy chế tạo động cơ máy bay Motor Sich cho Trung Quốc

Tổng thống Ukraine Zelensky đã đưa ra quyết định trên căn cứ vào “rủi ro địa chính trị” và chỉ thị cho các quan chức chính phủ phải bảo vệ lợi ích kinh tế của Ukraine, đánh giá thiệt hại mà nước này phải gánh chịu khi bán các doanh nghiệp chiến lược, đặc biệt là cổ phần ở Motor Sich.

Motor Sich là một trong những nhà máy sản xuất động cơ máy bay quan trọng nhất trên thế giới. Là một công ty quốc phòng quan trọng ở Liên Xô cũ, Motor Sich chủ yếu kinh doanh động cơ dùng cho máy bay quân sự, tên lửa hành trình và máy bay trực thăng. Công ty này từng thiết kế động cơ cho loại máy bay vận tải An-225 lớn nhất thế giới.

Ngoài ra, Motor Sich luôn là nhà sản xuất độc quyền động cơ sử dụng cho tất cả các loại trực thăng ở Liên Xô cũ và Nga hiện nay. Motor Sich cũng là nhà cung cấp chính động cơ cho máy bay trực thăng Mi và Ka được sử dụng nhiều nhất trên toàn thế giới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại