Tại sao Mỹ bất ngờ điều tàu sân bay hướng về Triều Tiên ngay khi ông Tập vừa về nước?

Thủy Thu |

Theo tướng Mỹ, nhóm tàu tác chiến hướng về Triều Tiên gồm tàu sân bay hạt nhân Carl Vinson, hai tàu khu trục và một tàu tuần dương đều mang tên lửa dẫn đường.

Tờ Sankei Shimbun (Nhật Bản) ngày 9/4 dẫn lời Đô đốc Harry B. Harris Jr., Chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương (PACOM) tuyên bố hôm 8/4 cho biết, ông đã ra lệnh cho nhóm tàu tác chiến, bao gồm tàu sân bay hạt nhân Carl Vinson đang di chuyển từ Singapore sang phía Tây Thái Bình Dương lập tức chuyển hướng về vùng biển gần bán đảo Triều Tiên.

Trong nhóm tàu tác chiến này ngoài Carl Vinson, còn có hai tàu khu trục và một tàu tuần dương đều mang tên lửa dẫn đường.

Được biết, vào tháng 1, nhóm tàu tác chiến đầu tiên đã rời cảng San Diego khởi hành theo hướng Tây Thái Bình Dương để tham gia hoạt động huấn luyện quân sự cùng Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản theo kế hoạch trong những tháng tới đây. Ngoài ra, nhóm tàu tác chiến này còn tham gia cuộc diễn tập quân sự liên hợp Mỹ-Hàn-Australia và đến thăm Australia.

Theo Sankei, nhóm tàu tác chiến trên bất ngờ bị điều chuyển tới vùng biển gần bán đảo Triều Tiên có thể có liên quan đến cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và quyền Tổng thống Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn hôm 8/4 vừa qua.

Trong nội dung điện đàm, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận và tái xác nhận việc nỗ lực tăng cường mối quan hệ liên minh Mỹ-Hàn, đảm bảo hợp tác song phương chặt chẽ, đồng thuận về kế hoạch đối phó cục diện trên bán đào Triều Tiên.

Báo Nhật nhận định, việc công khai thay đổi bất ngờ kế hoạch của nhóm tàu sân bay Mỹ là một động thái hiếm thấy.

Đài truyền hình Nhật Bản NHK cho rằng, việc điều động nhóm tàu tác chiến đầu tiên tới bán đảo Triều Tiên cho thấy mục đích rất rõ ràng của Washington - đáp trả hành động phóng thử tên lửa gần đây của Bình Nhưỡng.

Ngoài ra, trước hội nghị thượng đỉnh Trung-Mỹ (6-7/4), ông chủ Nhà Trắng tuyên bố rằng, nếu Trung Quốc không phối hợp với Mỹ về vấn đề Triều Tiên, Washington sẽ độc lập giải quyết.

Một số ý kiến cho rằng, động thái này cho chứng tỏ trong hội nghị vừa qua, hai nhà lãnh đạo Trung-Mỹ có thể đã không được đạt sự đồng thuận về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, dù hai nguyên thủ nhất trí rằng phi hạt nhân hóa bán đảo là điều bắt buộc.

Lần này, nhóm tàu tác chiến đầu tiên của Mỹ đột ngột thay đổi lộ trình hướng về bán đảo Triều Tiên chính là biểu hiện quan trọng trong tuyên bố của Trump. Động thái này còn cho thấy sự cảnh giác cao độ cũng như sự gia tăng áp lực trong tương lai của chính quyền Trump với Bình Nhưỡng, truyền thông Nhật nhận định.

Cùng ngày 8/4, Bộ trưởng ngoại giao Triều Tiên Lee Soo-Yong chỉ trích cuộc tập trận quân sự quy mô lớn giữa Mỹ-Hàn Quốc từ đầu tháng, khiến tình hình bán đảo mất kiểm soát.

Ông Lee cáo buộc, cuộc diễn tập với quy mô chưa từng cùng sự tham gia của các loại hình vũ khí chiến đấu như tàu sân bay, máy bay ném bom chiến lược... mục đích là để lật đổ chế độ chính trị hiện tại của Triều Tiên.

Theo ông, Bình Nhưỡng sẽ tiến hành các biện pháp cứng rắn nhất để đối phó, bao gồm việc tăng cường răn đe hạt nhân.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại