Tại sao không dẫn nước biển vào sa mạc? Hậu quả có thể khiến Trái Đất đổi độ nghiêng

Đinh Anh |

Ý tưởng dẫn nước biển vào sa mạc đã xuất hiện từ thế kỷ trước. Tuy nhiên việc làm này sẽ bị coi là điên rồ nếu thành hiện thực bởi sẽ dẫn đến một loạt các hiện tượng mà con người có thể gặp nguy hiểm.

Kế hoạch đại dương hoá Sahara

Theo CNN, ý tưởng tạo ra "Biển Sahara" đã được các nhà khoa học nghiên cứu trong suốt 140 năm và gần như đã đi vào thực hiện trong những năm 1980.

Cơ sở duy nhất để đề án này có thể thành hiện thực là việc các khu vực rộng lớn của sa mạc Sahara nằm thấp hơn mực nước biển: Lưu vực El Djouf của Mauritania; các hồ muối khô của Tunisia; vùng trũng Qattara (dưới mực nước biển 132 m) ở tây bắc Ai Cập đều là những khu vực đất liền thấp nhất trên Trái Đất.

Kế hoạch "Biển Sahara" được đề xuất lần đầu vào năm 1877 bởi kỹ sư người Anh Donald McKenzie. Ông nhận thấy, nếu xây được một kênh đào dài 640km từ Mũi Juby của Morocco về phía đông nam vào Mauritania có thể sẽ tạo ra được vùng biển nội địa có kích thước bằng Ireland.

Ferdinand de Lesseps, nhà ngoại giao Pháp và cũng là người giúp xây dựng kênh đào Suez và Panama, lại thấy miền trung Tunisia là nơi dễ bị ngập nước hơn. Tuy nhiên, "vùng biển" của ông sẽ có kích thước nhỏ hơn, tương đương với bang Massachusetts (Mỹ).

Mục đích của việc làm này nhằm tạo ra khí hậu ẩm ướt hơn và vùng đất màu mỡ hơn ở vùng Bắc Phi. Nếu điều đó thành hiện thực sẽ khiến các vùng đất thuộc địa của châu Âu trở nên có giá trị. Các hồ nhân tạo này cũng sẽ tạo thuận lợi cho thương mại của Pháp trên khắp vùng Sahara.

Tuy nhiên những người phản đối đã cảnh báo rằng việc dẫn gần như một nửa lượng nước của biển Địa Trung Hải vào Sahara có thể dẫn đến các hậu quả không thể lường trước được.

Tại sao không dẫn nước biển vào sa mạc? Hậu quả có thể khiến Trái Đất đổi độ nghiêng - Ảnh 1.

Hệ thống kênh đào dài 200km ở sa mạc Sabah Al Ahmed để đưa nước biển vào sa mạc.

Lần gần đây, ý tưởng táo bạo này cũng được xem xét tại Ai Cập. Chính phủ nước này hy vọng sẽ được hưởng lợi từ thuỷ điện nếu làm ngập vùng trũng Qattara.

Các nhà khoa học Đức được thuê đã đề xuất kích nổ hơn 200 quả bom nguyên tử trong lòng sa mạc để đào con kênh. Giải pháp hạt nhân này khiến chính quyền Tổng thống Ai Cập sợ hãi và dự án hồ Qattara bị lãng quên.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các sa mạc bị đại dương hoá

Trước thực trạng trên, nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi tại sao không dẫn nước trực tiếp vào sa mạc? Các nhà khoa học cho rằng nếu điều này được thực hiện nó sẽ làm cho các vấn đề sa mạc trở nên khó quản lý hơn.

Chúng ta cần hiểu rằng nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng sa mạc hoá là do khí hậu. Ngay cả khi nước biển được dẫn vào thì cũng sẽ bị bốc hơi nhanh chóng bởi không có thảm thực vật nên khó có thể khắc phục được.

Khi nước biển bốc hơi, một lượng lớn hạt muối sẽ bị bỏ lại và làm phá huỷ toàn bộ đất đai khiến không loài thực vật nào có thể phát triển.

Tại sao không dẫn nước biển vào sa mạc? Hậu quả có thể khiến Trái Đất đổi độ nghiêng - Ảnh 2.

Sau khi nước bốc hơi muối biển ở lại sẽ khiến đất đai bị phá huỷ

Điều quan trọng nhất để kiểm soát sa mạc không phải là dẫn nước vào. Nếu không có thảm thực vật thì lượng nước không có tác dụng gì. Ví dụ nếu muốn quản lý được sa mạc, người ta sẽ từng bước biến sa mạc thành ốc đảo, đầu tiên là trồng các loại cỏ chịu hạn, sau đó sẽ phát triển dần thành cây bụi và cây cối.

Bên cạnh đó, việc dẫn nước biển vào sa mạc có thể khiến độ nghiêng Trái Đất thay đổi. Đồng thời việc làm này có thể khiến toàn lục địa châu Âu lạnh hơn và dẫn đến sự ra đời của một kỷ băng hà mới.

Nguồn: Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại