Tại sao 'gã khổng lồ' công nghệ IBM lại lưu trữ dữ liệu ở băng từ kiểu cũ?

Gia Minh |

Tuần này, Tập đoàn IBM giới thiệu thư viện băng từ Diamondback, tái khẳng định quan điểm băng từ là một dạng lưu trữ dữ liệu luôn tồn tại. Băng từ giống cuộn băng video VHS và băng cassette của thế kỷ trước.

Thư viện băng từ của gã khổng lồ công nghệ IBM - Ảnh: IBM

Thư viện băng từ của gã khổng lồ công nghệ IBM - Ảnh: IBM

IBM tin rằng công nghệ băng từ (tape) sẽ tiếp tục có giá trị đối với các công ty hiện đại, theo trang tin Popular Science.

Lưu trữ thông tin bí mật, không sợ bị tin tặc!

Ông Shawn Brume, chiến lược gia lưu trữ của IBM, cho biết tape từng nằm ở giữa sa mạc trong 40 năm và vẫn có thể phục hồi được.

Tại sao gã khổng lồ công nghệ IBM lại lưu trữ dữ liệu ở băng từ kiểu cũ? - Ảnh 1.

Vào năm 2010, chất lượng của băng thực sự được hiểu rõ khi tất cả dữ liệu được sử dụng cho dự án vệ tinh Nimbus, đều được khôi phục từ những cuốn băng, chúng 46 tuổi.

IBM lập luận rằng tính năng này làm cho băng từ trở thành phương tiện lý tưởng để lưu trữ loại dữ liệu không cần truy cập thường xuyên.

Tape cũng có thể đóng vai trò như một bản sao lưu trong "lỗ hổng không gian" - các phiên bản ngoại tuyến của các tệp quan trọng hoặc nhạy cảm, có khả năng chống lại các cuộc tấn công mạng.

Theo ông Brume, loại dữ liệu được lưu trong băng từ có thể là hồ sơ tài chính, hồ sơ y tế, thông tin nhận dạng cá nhân và các tài liệu thuộc quyền lưu giữ hợp pháp.

Ngoài việc cung cấp khả năng chống lại các mối đe dọa mạng ngày càng phát triển, tape cũng sử dụng rất ít năng lượng.

Một cuộn băng có kích thước khoảng 7,6cm x 7,6cm và dày 5,6cm. Nó nhỏ hơn ổ đĩa cứng (HDD), nhưng nặng khoảng 0,6kg. Một hộp mực có thể lưu trữ 18 terabyte dữ liệu không nén và 45 terabyte được nén.

Có thể cất trong két sắt

Một thư viện băng từ có thể có kích thước nhỏ và bạn có thể đặt trên bàn làm việc hoặc có loại to cỡ một chiếc tủ lạnh mini.

Thư viện cỡ tủ lạnh có thể chứa 1.584 hộp mực. IBM cho biết thư viện Diamondback của họ có thể chứa 69 petabyte thông tin trong khi chỉ chiếm ít hơn 0,75m² không gian.

Ông Brume nói: "Bạn nhận được một luồng dữ liệu từ một ổ băng từ, bạn truy cập dữ liệu, phải đợi một chút thời gian nhưng nó vẫn xuất hiện khá nhanh: 1.000 megabit/giây".

Một khi dữ liệu được ghi trên băng, nó không thể sửa chữa được, nhưng có thể xóa và viết lại.

Ông Phil Goodwin, phó chủ tịch nghiên cứu về nền tảng hạ tầng tại IDC, một công ty tình báo thị trường công nghệ thông tin, cho biết: "Tính bất biến và khả năng mã hóa của hộp băng LTO - một công nghệ lưu trữ dữ liệu băng từ theo tiêu chuẩn mở, cũng như sự đơn giản của việc tháo băng và lưu trữ nó trong một két sắt. Điều này khiến băng trở thành vũ khí quan trọng trong việc đảm bảo dữ liệu an toàn".

Những công ty nào vẫn đang sử dụng băng từ trong lưu trữ dữ liệu?

Siêu quy mô - các công ty đã phát triển lớn đến mức phải tự cung cấp cơ sở hạ tầng, để lưu trữ dữ liệu khổng lồ của họ - luôn cần nhiều dạng công nghệ khác nhau để xử lý nhiều loại dữ liệu đi vào hệ thống của họ.

Các tổ chức sử dụng băng từ để lưu trữ dữ liệu hiện nay, có CERN, cũng như các tập đoàn như Amazon, Google, Meta, Baidu, Alibaba và Tencent.

Ông Johnny Yu, một nhà quản lý nghiên cứu tại IDC, cho biết: "Băng từ đánh bại đĩa cứng và flash về tuổi thọ, chi phí tài chính và chi phí phát thải khí thải carbon, nhưng lại thua về tốc độ truy cập.

Nó hoàn hảo cho mọi dữ liệu được truy cập không thường xuyên, cần được lưu giữ trong một thời gian rất lâu như hồ sơ y tế hoặc dữ liệu lưu trữ".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại