Tại sao có người tiếp xúc với nguồn bệnh nhưng không nhiễm virus: Hiểu rõ cơ chế miễn dịch và tăng sức đề kháng để bảo vệ bản thân trong mùa dịch Covid-19

Lưu Ly |

Không phải ai tiếp xúc với người dương tính với virus Covid-19 cũng đều bị nhiễm bệnh. Đây là lí do vì sao.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (COVID-19) gây ra, nhiều người hiện khá hoang mang lo lắng cho sức khỏe của mình. Ngoài các biện pháp khuyến cáo của Bộ Y tế, để phòng bệnh mỗi chúng ta cần trang bị kiến thức về hệ miễn dịch của cơ thể và bổ sung chế độ dinh dưỡng cũng như tăng cường hoạt động thể chất hàng ngày để đảm bảo sức khỏe, tăng sức đề kháng cho bản thân và gia đình.

Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể như thế nào?

Các chuyên gia y tế phân tích vai trò hệ miễn dịch tạo đề kháng cơ thể trong phòng chống dịch bệnh rất quan trọng. Miễn dịch là một hệ thống gồm cấu trúc và tiến trình sinh học giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị bệnh tật.

Nhiều người có thể không mắc một số bệnh nào đó mặc dù sống trong môi trường có nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh nhờ sự miễn dịch. Như vậy, để hiểu một cách đơn giản, miễn dịch là khả năng phản ứng của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

Tại sao có người tiếp xúc với nguồn bệnh nhưng không nhiễm virus: Hiểu rõ cơ chế miễn dịch và tăng sức đề kháng để bảo vệ bản thân trong mùa dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại bằng hệ thống “hàng rào phòng thủ” dạng tầng có tính tăng dần từ cấp độ tế bào, mô tới các bộ phận. Đầu tiên, nếu các tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn) xâm nhập sẽ phải vượt qua lớp phòng thủ đầu tiên là các rào chắn vật lý như các hốc tự nhiên như mũi, miệng, mắt và da.

Do vậy các biện pháp hỗ trợ tăng cường sức mạnh cho tuyến phòng thủ đầu tiên này bao gồm: Đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn để hạn chế hít phải mầm bệnh; Rửa tay đúng cách với dung dịch sát khuẩn hoặc bằng xà phòng và nước sạch; Rửa trôi, loại trừ virus, vi khuẩn bằng cách súc miệng và họng bằng dung dịch sát khuẩn; Nhỏ mắt, mũi bằng thuốc nhỏ mắt mũi đạt tiêu chuẩn.

Nếu virus, vi khuẩn xâm nhập được qua hàng rào này thì hệ miễn dịch bẩm sinh sẽ cung cấp một đáp ứng nhưng không đặc hiệu tối đa. Khả năng này tùy từng cá thể mỗi người. Nếu như tác nhân gây bệnh tiếp tục vượt qua được hàng rào đáp ứng bẩm sinh thì chúng sẽ gặp hàng rào bảo vệ thứ 3, đó là hệ miễn dịch thích ứng và cũng là lớp phòng thủ cuối cùng của hệ miễn dịch của cơ thể.

Tại đây, hệ miễn dịch điều chỉnh đáp ứng đấu tranh trong thời gian nhiễm trùng, tạo ra các phản ứng đặc hiệu đối với tác nhân gây bệnh.

Hệ miễn dịch của con người thích ứng có khả năng ghi nhớ và nhận biết một tác nhân gây bệnh đặc hiệu đã bị loại trừ. Nhờ đó mà nó có khả năng tấn công nhanh và mạnh hơn nếu có gặp lại tác nhân gây bệnh đó.

Hệ miễn dịch có vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng chống nhiễm bệnh, vì vậy để bảo vệ bản thân trước sự tấn công của virus, trước hết chúng ta cần nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng và hoạt động thể thao hợp lý.

Tăng cường dinh dưỡng

Trên nguyên tắc chung, để đảm bảo một sức khỏe tốt nhất, chế độ ăn cần đảm bảo cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng gồm: nhóm chất bột đường; nhóm chất đạm; chất béo; vitamin và khoáng chất. Trong đó nhóm vitamin A, D, C, B6, B9 có nhiều trong các loại rau xanh, rất quan trọng trong việc tăng sức đề kháng nói chung và đối phó với virus Covid -19 nói riêng.

Ngoài việc ăn uống đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày, thì việc bổ sung các chất tăng cường hệ miễn dịch như sắt, kẽm, vitamin C và Thymomodulin (protein có hoạt tính sinh học cao) vô cùng quan trọng, nhất là đối với nhóm người cao tuổi, trẻ em và người có bệnh mãn tính.

Tại sao có người tiếp xúc với nguồn bệnh nhưng không nhiễm virus: Hiểu rõ cơ chế miễn dịch và tăng sức đề kháng để bảo vệ bản thân trong mùa dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Tăng cường các hoạt động thể chất

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng đầy đủ, việc duy trì các hoạt động thể dục thể thao cũng giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch của cơ thể. Việc duy trì các hoạt động thể chất sẽ kích thích tuần hoàn máu, tăng sự dẻo dai và sức đề kháng trước sự tấn công của virus. Theo khuyến nghị của Viện nghiên cứu sức khỏe Mỹ, một người nên thực hiện các bài tập thể chất vừa phải như đi bộ, đạp xe, yoga, bơi, chạy bộ... ít nhất 150 phút mỗi tuần.

Ngoài ra, đối với nhóm người trẻ tuổi, là đối tượng có sức khỏe tương đối tốt do sức đề kháng còn mạnh, tuy nhiên không nên vì thế mà chủ quan. Nhóm người trẻ này có thể vì áp lực công việc mà ít dành thời gian cho tập luyện thể dục thể thao, thường xuyên căng thẳng, mất ngủ hoặc chế độ ăn uống thiếu cân đối cũng sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể.

Tại sao có người tiếp xúc với nguồn bệnh nhưng không nhiễm virus: Hiểu rõ cơ chế miễn dịch và tăng sức đề kháng để bảo vệ bản thân trong mùa dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Do vậy, những người trẻ tuổi không nên thức khuya, cần tăng cường hoạt động thể dục thể thao, ăn uống đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá.

Lời khuyên cho những người lớn tuổi, những người dễ bị nhiễm trùng hơn, là làm bất cứ điều gì có thể. Nếu không có bệnh nền hay lưu ý gì khác về sức khỏe, người cao tuổi nên ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm, không nên ăn kiêng.

Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng cần duy trình lối sống lành mạnh như ngủ đủ giấc, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày và luôn giữ cho tinh thần được lạc quan, vui vẻ. Điều này không chỉ giúp người cao tuổi tăng đề kháng phòng tránh COVID-19 mà còn có một cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ.

Theo The Guardian

Tại sao có người tiếp xúc với nguồn bệnh nhưng không nhiễm virus: Hiểu rõ cơ chế miễn dịch và tăng sức đề kháng để bảo vệ bản thân trong mùa dịch Covid-19 - Ảnh 4.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại