Tại sao chúng ta thường trở nên xấu tính, cộc cằn khi bị đói?

Gabe |

Bạn đã bao giờ trở nên cộc cằn, khó chịu hay làm mọi người xung quanh cảm thấy ức chế khi đang đói chưa? Dù cho sau này nhìn lại bạn có xấu hổ thế nào thì lần sau vẫn lặp lại?

1. "Hangry" là gì, nó liên quan gì đến hiện tượng này?

Việc trở nên cáu bẳn, khó chịu hay cộc cằn khi đói là 1 trong những trạng thái rất hay gặp, đặc biệt là đối với những người có niềm đam mê với "ẩm thực". Trên thực tế, chưa chắc họ đã thực sự là những người xấu tính và các nhà nghiên cứu đã chứng minh được điều này.

Tại sao chúng ta thường trở nên xấu tính, cộc cằn khi bị đói? - Ảnh 1.

Hiện tượng này trong tiếng Anh được đặt tên là "Hangry", là sự kết hợp của đói (Hungry) và giận dữ (Angry), nó là biểu hiện nóng nảy, khó gần, đôi khi là cáu bẳn của 1 số người khi bị đói hoặc lâu không được ăn.

Lý giải sinh học

Cơ thể người vô cùng đặc biệt, nó là 1 cỗ máy khổng lồ sở hữu nhiều khả năng tuyệt diệu, trong đó có chức năng chuyển giao giữa các chất dinh dưỡng cần thiết và đưa đến các cơ quan phù hợp.

Các chất như Carbohydrate, Protein và chất béo trong thức ăn sẽ được chuyển hóa thành các loại đường đơn giản (như glucose), axit amin, axit béo tự do... Rồi chính các dưỡng chất đó được phân phối đến các cơ quan, mô, giúp cơ thể có năng lượng.

Tại sao chúng ta thường trở nên xấu tính, cộc cằn khi bị đói? - Ảnh 2.

Thời gian trôi đi sau bữa ăn gần nhất, số lượng các chất dinh dưỡng trong máu và tại các cơ quan sẽ giảm dần, càng lâu không được bổ sung thì lượng chất càng giảm. Cho đến khi mức đường huyết của bạn giảm đến 1 mốc nhất định, bộ não sẽ cảm nhận điều đó như 1 tình huống nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng.

Bên cạnh đó, không giống hầu hết các cơ quan, mô trong cơ thể có thể sử dụng 1 loạt dưỡng chất khác nhau để duy trì chức năng hoạt động; bộ não lại cực kỳ phụ thuộc đến Glucose để có thể làm công việc của mình.

Tại sao chúng ta thường trở nên xấu tính, cộc cằn khi bị đói? - Ảnh 3.

Đến đây có thể các bạn đã hiểu phần nào sự quan trọng của đường đối với bộ não. Khi bạn đói, lượng đường huyết trong máu giảm, dẫn đến việc bộ não sẽ bị đặt trong tình trạng báo động (tất nhiên là có nhiều cấp báo động với các biểu hiện khác nhau).

Trong lúc này, những việc đơn giản cũng trở nên khó khăn, có những người trở nên khó tập trung trong công việc, dễ mắc phải những sai lầm ngớ ngẩn mà bình thường không như vậy; cũng có những người trở nên cáu bẳn, xấu tính.

Tại sao chúng ta thường trở nên xấu tính, cộc cằn khi bị đói? - Ảnh 4.

Cũng có những trường hợp người bị tụt đường huyết sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp, ngôn ngữ hay tệ hơn là trở nên lo lắng, hoảng loạn. Đã có rất nhiều trường hợp xảy ra mâu thuẫn đáng tiếc chỉ bởi lý do là những cơn đói!

Lý giải về di truyền học

Một lý do nữa liên quan đến hiện tượng "hangry" là do những cơn đói và sự tức giận được liên kết với nhau cùng bởi 1 loại gen, nó tạo ra 1 chất có tên Neuropeptide Y, là hoạt chất được sinh ra trong não khi cơ thể đói. Nó kích thích hành vi phàm ăn bằng cách tác động vào một loạt các thụ thể trong não, trong đó có thụ thể Y1.

Cả Neuropeptide Y và thụ thể Y1 đều có tác động đến sự giận dữ, nếu có nồng độ chất này cao, thì người đó sẽ có xu hướng giận dữ, hung hăng hơn.

Tại sao chúng ta thường trở nên xấu tính, cộc cằn khi bị đói? - Ảnh 5.

Trên thực tế, hiện tượng "Hangry" có tác động nhiều hơn bạn tưởng đến cuộc sống hàng ngày. Câu chuyện sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều nếu bạn bị đói và trở nên khó ưa trong mắt đồng nghiệp cũng như đối tác tại một 1 họp quan trọng.

Tồi tệ hơn, bạn có thể làm tổn thương những người thân thiết bởi sự nóng nảy hay những câu quát tháo vô lý chỉ vì... đang đói! Không phải ai cũng hiểu hay nhận biết được hiện tượng này, và khi đó trong mắt họ bạn sẽ là người "đóng vai ác".

Lý giải khoa học

Serotonin là 1 hormone quan trọng trong cơ thể người, chủ yếu được tìm thấy trong đường tiêu hóa (khoảng 80% lượng setoronin tập trung tại ruột) và hệ thống thần kinh trung ương (gần 20% còn lại được tổng hợp tại khu vực này).

Tại sao chúng ta thường trở nên xấu tính, cộc cằn khi bị đói? - Ảnh 6.

Serotonin có tác dụng điều chỉnh tâm trạng, sự thèm ăn, ảnh hưởng đến các giấc ngủ, co cơ và 1 số chức năng khác liên quan đến nhận thức. Khi đói, lượng serotonin giảm, khiến cho con người cảm thấy không hài lòng với mọi chuyện, giận dữ, bực bội với mọi người xung quanh.

Đặc biệt sự suy giảm của chất này sẽ dẫn đến sự gia tăng Andrenaline, một trong những hormone khiến cơ thể có khuynh hướng "chiến đấu" với môi trường xung quanh hơn.

Tạm kết

Đến đây có lẽ bạn đã hiểu 1 cách rõ ràng vì sao mình thường có những hành vi không mong muốn khi bị đói. Hiện tượng Hangry sẽ khiến bạn trở nên bồn chồn, lo lắng hay có xu hướng cáu bẳn khó gần đối với những người xung quanh.

Tại sao chúng ta thường trở nên xấu tính, cộc cằn khi bị đói? - Ảnh 7.

Đây là một trong những điều không ai muốn gặp phải bởi không ai thích trở thành 1 con người hoàn toàn khác 1 cách tiêu cực khi đang đói cả. Cách tốt nhất để hạn chế hiện tượng này là bạn nên ăn đồ có nhiều dưỡng chất và thường xuyên nạp năng lượng, tránh tình trạng quá đói mới ăn.

Tham khảo nhiều nguồn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại