Khi trẻ thiếu i-ốt
Tương tự với kẽm, thiếu i-ốt thường xuyên sẽ có những ảnh hưởng khó lường:
Thiếu i-ốt sẽ dẫn tới giảm hoạt tuyến giáp, được đặc trưng bởi dấu hiệu rụng lông, táo bón, vàng da, sợ lạnh, tăng cholesterol… Ở trẻ em, nếu được cung cấp bổ sung i-ốt kịp thời sẽ cải thiện được hoạt động trí tuệ và không có dấu hiệu của giảm hoạt giáp.
Trẻ thời kỳ thiếu niên bị thiếu i-ốt, sự phát triển thể chất cũng như trí não không bình thường, có thể bị thiểu năng trí tuệ, chậm lớn...
Bướu cổ và đần độn là hai biểu hiện hay gặp nhất liên quan đến thiếu i-ốt. Bướu cổ có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời.
Phụ nữ mang thai thiếu i-ốt, sự phát triển bào thai bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là bộ não của đứa trẻ. Người ta đã chứng minh, thiếu i-ốt ở mẹ từ mức trung bình đến nặng có thể gây chậm phát triển não của thai nhi và sinh ra đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ, thậm chí đần độn hoặc mang khuyết tật.
Phòng ngừa thiếu i-ốt cho trẻ
Với trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn thì mẹ nên ăn nhiều hải sản và dùng muối i-ốt hoặc nước mắm có i-ốt để nguồn dưỡng chất quan trọng này tiết qua sữa bổ sung cho bé.
Với trẻ đã ăn dặm thì cần bổ sung iốt qua ăn uống hàng ngày. I-ốt có nhiều trong hải sản: cá, tôm, cua và có nhiều trong các loại rau như rong, tảo biển, rau câu, rau xanh...
Iốt có nhiều trong hải sản: cá, tôm, cua
Trứng và các thực phẩm từ sữa cũng là một nguồn cung cấp i-ốt khá tốt. Vì vậy, các bà mẹ chú ý thêm vào thực đơn cho bé từ nguồn thức ăn giàu i-ốt này.
Nhu cầu i-ốt của trẻ/ngày là: Trẻ còn bú từ 0 - 6 tháng cần 40mcg; trẻ còn bú từ 6 - 12 tháng cần 50mcg; trẻ từ 1 - 3 tuổi cần 70mcg; trẻ từ 4 - 9 tuổi cần 120mcg; trẻ từ 10 - 12 tuổi cần 140mcg; từ 14 tuổi đến khi trưởng thành là 150mcg/ngày; phụ nữ có thai và đang cho con bú nên tăng thêm 50mcg/ngày.
Nếu lượng i-ốt được cung cấp quá nhiều do cung nhiều hơn nhu cầu hoặc uống thuốc chứa i-ốt thường xuyên... sẽ gây nên hội chứng cường giáp (bệnh Basedow), ngoài ra còn có thể bị u độc tuyến giáp (Toxic Adenoma), viêm tuyến giáp (Thyroiditis).
Lượng iốt có trong 100g thực phẩm: muối i-ốt: 555mcg, rau dền: 50mcg, nước mắm: 950mcg, rau cải xoong: 45mcg, cá thu: 45mcg, nấm mỡ: 18mcg, cá trích: 52mcg, khoai tây: 4,5mcg, bầu dục: 36,7mcg, súp lơ: 12mcg...
Sử dụng muối i-ốt thay cho muối thường trong ăn uống và chế biến thức ăn hàng ngày là đủ nhu cầu i-ốt cho cơ thể trẻ và phòng được các rối loạn do thiếu i-ốt.
Những thực phẩm có i-ốt
Các thực phẩm trên cạn như trứng, sữa chứa hàm lượng iốt cao (4-90mcg/kg), sau đó là các loại thịt.
Cá nước ngọt có hàm lượng i-ốt tương đương hoặc thấp hơn so với các loại thịt. Thức ăn thực vật (ngũ cốc, rau quả) có hàm lượng i-ốt thấp nhất. Lượng i-ốt có trong thực phẩm còn phụ thuộc vào lượng i-ốt có trong đất và nước của từng vùng.
Ngoài ra, trong muối có hàm lượng i-ốt lớn. Càng là muối tinh chế, hàm lượng i-ốt càng ít. Hàm lượng i-ốt trong muối biển khoảng 20mcg/kg. Nếu mỗi người mỗi ngày nạp 10g muối vào cơ thể, chỉ có thể được 2mcg i-ốt, chắc chắn không thể đáp ứng nhu cầu phòng tránh việc thiếu iốt.
Những thực phẩm chứa i-ốt cao (hàm lượng iốt/100g thực phẩm đó): |
1.Tảo bẹ: 1mg (1.000mcg)
2.Tảo tía (khô): 1.800mcg
3.Rau chân vịt: 164mcg
4.Rau cần: 160mcg
5.Cá biển: 80mcg
6.Muối biển: 2mcg
7.Củ mài: 14mcg
8.Muối ăn có iốt: 7.600mcg
9.Cải thảo: 9.8mcg
10.Trứng gà: 9.7mcg