Tại sao các nhà khoa học biết động vật có thể nằm mơ?

ĐỨC KHƯƠNG |

Con người biết nằm mơ, còn động vật có biết nằm mơ hay không?

Mơ hay giấc mơ là những trải nghiệm, ảo tưởng trong trí óc khi ngủ. Hiện tượng mơ không chỉ xảy ra với con người mà cũng có thể xảy ra ở các động vật có vú và một số loài chim.

Tuy nhiên khi nói đến giấc mơ chúng ta thường chỉ đề cập đến hiện tượng này ở con người. Các sự việc trong giấc mơ thường không thể xảy ra được hoặc không giống với thực tế, chúng thường nằm ngoài sự điều khiển của người mơ.

Ngoại trừ trường hợp giấc mơ sáng suốt (giấc mơ tỉnh táo), trong đó người nằm mơ nhận ra rằng họ đang nằm mơ, đôi khi có thể làm thay đổi thực tại giấc mơ của họ. Những người nằm mơ có thể trải qua những cảm xúc mãnh liệt khi đang mơ. Con người thường mơ một đến hai giờ và có thể có bốn đến bảy giấc mơ mỗi đêm.

Mọi người đều mơ nhưng chỉ một số người nhớ được giấc mơ của họ. Ngày nay, các nhà nghiên cứu có thể chụp được bộ não người khi họ đang ngủ, do đó chúng ta biết nhiều hơn về khoa học của các giấc mơ. Trong thập niên 1950, các nhà khoa học đã khám phá ra một loại đặc biệt của giấc ngủ, được gọi là REM hay sự di chuyển nhanh của mắt.

Trước đây, khi các nhà khoa học quan sát thói quen sinh hoạt của loài hươu cao cổ hoang dã và trong vườn bách thú đã phát hiện ra rằng, cách ngủ của chúng rất thú vị, có hai cách ngủ nông và ngủ sâu.

Khi ngủ nông, tuy cơ thể của chúng nằm ngang nhưng chiếc cổ dài vẫn dựng thẳng đúng và một phần đại não vẫn nằm ở trạng thái hưng phấn, làm cho người ta khi quan sát vẫn sẽ nghĩ rằng chúng chưa ngủ. Chỉ khi ngủ sâu, hươu cao cổ mới để phần đầu đặt nằm lên phần đuôi, tuy nhiên thời gian sẽ không quá 20 phút.

Tại sao các nhà khoa học biết động vật có thể nằm mơ? - Ảnh 1.

Các nhà khoa học căn cứ vào khảo sát thực địa đối với hành vi của hươu cao cổ đã giải thích rằng, do sư tử là kẻ thù chính của hươu cao cổ, nó thường đột ngột tấn công hươu cao cổ. Vì vậy trong thời gian dài tiến hóa và đấu tranh sinh tồn, loài hươu cao cổ đã hình thành được bí quyết "vươn cổ khi ngủ" kết hợp với "ngủ sâu trong thời gian ngắn" để đề phòng những đợt tấn công đột ngột của sư tử.

Điều thú vị là trong quá trình nghiên cứu hươu cao cổ tại vùng Đông Nam Châu Phi, các nhà sinh vật học đã phát hiện một con hươu cao cổ rơi vào trạng thái ngủ sâu, nhưng đột nhiên nó bỗng đứng phắt dậy, lồng lộn điên cuồng và trong trang thái cực kì hốt hoảng, đối với hành vi kì quái không thể hiểu nổi này, ban đầu họ suy đoán có lẽ là xung quanh có cái gì dã kích động đến con hươu cao cổ này, nhưng qua kiểm trả tỉ mỉ thì tất cả mọi thứ xung quanh nó đều rất yên ổn.

Điều này làm cho các nhà sinh vật học cảm thấy rất kỳ lạ và không thể giải thích nổi. Sau đó, qua nhiều lần phân tích họ mới nhận ra rằng, ban ngày con hươu cao cổ này đã từng chịu sự tấn công của sư tử, do vậy suy ra là giữa đêm, con hươu cao cổ này khi rơi vào trạng thái ngủ sâu đã nằm mơ thấy ác mộng có liên quan tới sự việc diễn ra ban ngày.

Tại sao các nhà khoa học biết động vật có thể nằm mơ? - Ảnh 2.

Với đôi chân và chiếc cổ siêu dài, việc ngủ đối với hươu cao cổ không hề dễ dàng chút nào. Sự tiến hóa khiến hươu cao cổ rất khó nằm xuống cũng như rất khó đứng dậy được, vì vậy chúng hiếm khi nằm xuống.

Những con hươu cao cổ con ngủ bằng cách tự hạ mình xuống đất, thu chân xuống dưới cơ thể và đặt đầu lên lưng để ngủ. Đây là cũng là cách ngủ thông thường chúng áp dụng khi đã trưởng thành.

Do tư thế ngủ khá khó khăn nên những con vật cao nhất thế giới này ngủ rất ít. Hươu cao cổ trưởng thành chỉ ngủ vài phút mỗi lần, thậm chí chúng có thể ngủ đứng hoàn toàn trong trạng thái gà gật để luôn cảnh giác trước sự tấn công của kẻ thù. Trong điều kiện nuôi nhốt, hươu cao cổ nhiều hơn, có thể ngủ liên tục 4-6 giờ mỗi ngày, chủ yếu vào đêm.

Sau đó các nhà khoa học thông qua nhiều cuộc nghiên cứu sâu hơn và phát hiện ra rằng, khi động vật ngủ, đại não của chúng có thể phát sóng điện từ giống như não người khi nằm mơ, do vậy động vật cũng có thể nằm mơ.

Họ sử dụng máy đo điện não đồ để kiểm tra động vật, và phát hiện ra rằng giữa các loài động vật cũng sẽ tồn tại sự khác biệt về nằm mơ, có loài sẽ nằm mơ nhiều hơn với thời gian kéo dài hơn và ngược lại.

Ví dụ, loài sóc và dơi thường nằm mơ rất nhiều, trong khi đó loài chim thì hầu như không nằm mơ. Các nhà khoa học cho rằng điều này có thể liên quan đến việc chúng bất cứ lúc nào cũng phải giữ khoảng cách đối với kẻ thù của tự nhiên để có thể chạy thoạt kịp thời.

Tại sao các nhà khoa học biết động vật có thể nằm mơ? - Ảnh 4.

Ở người, giấc mơ xuất hiện trong giai đoạn ngủ REM (chuyển động mắt nhanh). Hầu hết các loài động vật có vú cũng trải qua giai đoạn này. Năm 1959, Michel Jouvet, nhà thần kinh học người Pháp, và cộng sự đã sửa đổi bộ não mèo để vô hiệu hóa cơ chế ngăn cản chuyển động trong giai đoạn ngủ REM.

Những con mèo sau đó ngẩng cao đầu trong khi ngủ, cho thấy chúng đang quan sát các đối tượng trong giấc mơ. Chúng cũng cong lưng, cử động giống như đang bám theo con mồi và chiến đấu. Tất cả các hành vi này chứng tỏ, con mèo trông thấy hình ảnh trong giai đoạn ngủ REM.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại