Tại sao ăn mặn vẫn thiếu i-ốt?

Diệu Thảo |

Theo thống kê mới nhất, Việt Nam đang nằm trong top 19 quốc gia trên thế giới có số dân bị thiếu i-ốt trầm trọng.

Trong cuộc họp được triển khai nhân ngày “Vì chất dinh dưỡng” (từ 1 đến 2-6) do Viện Dinh Dưỡng, các chuyên gia đã kết luận khá bất ngờ: Mặc dù ăn mặn và sử dụng rất nhiều gia vị mặn từ các sản phẩm chế biến có thành phần là muối như nước mắm, các loại nước tương, bột canh,... nhưng tỉ lệ người dân thiếu i-ốt ngày càng tăng.

Đồng thời, theo thống kê từ năm 2013-2014, tỉ lệ trẻ trong độ tuổi thiếu nhi mắc bệnh bướu cổ tăng lên đến 10%.

Trong khi đó vào năm 2005, con số này chỉ nằm dưới mức 5%. Không chỉ riêng trẻ nhỏ, số người trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh này cũng không ngừng tăng lên mỗi ngày. Điều này báo động tình trạng thiếu i-ốt trầm trọng.

Tại sao ăn mặn vẫn thiếu i-ốt? - Ảnh 1.

Việt Nam đang nằm trong top 19 quốc gia trên thế giới có số dân bị thiếu i-ốt trầm trọng.

Tại sao người Việt vẫn thiếu i-ốt?

Muối thực chất là một dưỡng chất tuyệt vời nhưng nếu sử dụng quá nhiều có thể làm tăng huyết áp, dẫn đến tai biến mạch máu não, bệnh mạch vạch, nhồi máu cơ tim và giảm trí nhớ.

Đồng thời, theo các chuyên gia y tế việc ăn mặn không đồng nghĩa bạn cung cấp đầy đủ iốt cần thiết cho cơ thể.

Khi chế biến thức ăn, cho dù bạn nêm nhiều loại gia vị có chứa nhiều muối đi chăng nữa vẫn không thể đảm bảo lượng i-ốt cung cấp cho cơ thể.

Vì khi sản xuất các sản phẩm như nước mắm, nước tương, bột canh,... (kể có muối ăn) nhà sản xuất đã không thêm hoặc loại bỏ bớt hàm lượng i-ốt, do đó hiển nhiên thiếu i-ốt.

Tại sao ăn mặn vẫn thiếu i-ốt? - Ảnh 2.

Nhiều người Việt không lựa chọn các sản phẩm có chứa i-ốt. Ảnh: Internet

Không những vậy theo khảo sát có hơn 90% người dân khi đi mua sắm không lựa chọn những sản phẩm có chứa muối iot .

Chính do thói quen này cộng với việc nhà sản xuất thiếu chủ động trong việc bổ sung i-ốt vào các chế phẩm của mình đã kéo thời đại “thiếu i-ốt” quay lại.

Những thực phẩm giàu i-ốt

Cá biển:

Đa số các loại cá biển, tiêu biểu như 1 kg cá thu chứa khoảng 800 microgram i-ốt, cao hơn gấp vài chục lần so với cá nước ngọt. Đồng thời, đa số các loại cá biển còn là nguồn dưỡng chất dồi dào rất tốt cho sức khỏe như vitamin A, B1, B2, sắt, lipit, photpho và protein.

Cua biển, ghẹ:

Theo khảo sát trung bình 1 kg cua ghẹ chứa khoảng 100 microgram i-ốt nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ lượng i-ốt cần thiết cho nhu cầu cơ thể mỗi ngày.

Do đó, bên cạnh việc ăn cua hoặc ghẹ, bạn cần sử dụng thêm các loại thực phẩm có chứa i-ốt khác để đảm bảo quá trình trao đổi chất của cơ thể được diễn ra bình thường.

Tại sao ăn mặn vẫn thiếu i-ốt? - Ảnh 3.

Cua ghẹ có hàm lượng protein cao. Ảnh: Internet

Ngoài ra, cua và ghẹ biển còn có hàm lượng protein nhiều hơn so với thịt heo hay các loại cá. Không những vậy loại thực phẩm này còn chứa rất nhiều canxi giúp cho sự phát triển và củng cố xương khớp.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cua ghẹ thay vì sử dụng cá, vì một nghiên cứu đã phát hiện lượng thủy ngân trong ghẹ ít hơn rất nhiều so với các loại cá biển.

Khoai tây:

Nhiều người nhầm lẫn rằng chỉ có các loại động vật và thực vật ở biển mới có khả năng chứa nhiều i-ốt, nhưng thực ra 1kg có đến hơn 5 microgram i-ốt, tuy hàm lượng giới hạn và khá ít nhưng đây là “gương mặt” sáng giá của nhóm củ.

Không chỉ vậy, theo nhiều nghiên cứu cho thấy mặc dù hàm lượng đạm trong khoai tây khá thấp nhưng lại chứ một lượng protein khổng lồ nhiều hơn cả đậu nành và các loại đậu khác.

Đồng thời, khoai tây còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất phong phú khác như Kali, vitamin C, vitamin B6 và folate.

Cải thảo:

Cải thảo là loại thực vật nằm trong danh sách hiếm hoi có chứa i-ốt, theo khảo sát 1 kg cải thảo chỉ chứa khoảng 10 microgram iốt.

Tuy rằng lượng iốt này chỉ bằng 1/80 của các loại cá biển nhưng so với những loại thực vật khác nó vẫn còn rất cao.

Tuy hàm lượng i-ốt thấp nhưng cải thảo lại chứa hàm lượng cao vitamin rất cao. Đồng thời, cải thảo có vị ngọt, tính mát giúp thanh nhiệt, giúp da đẹp và làm chậm quá trình ôxy hóa.

Tại sao ăn mặn vẫn thiếu i-ốt? - Ảnh 4.

Cải thảo là thực vật hiếm hoi có chứa iốt. Ảnh: Internet

Rau cần:

Ít ai ngờ rằng rau cần lại là loại thực vật có chứa hàm lượng iốt cao và còn cao hơn các loại động vật biển như cua ghẹ. 1 kg rau cần có chứa khoảng 160 microgram i-ốt, điều này đồng nghĩa với việc chỉ cần 1 kg cần mỗi ngày đã đủ cung cấp lượng i-ốt cần thiết cho cơ thể hoạt động.

Ngoài nổi tiếng tốt cho gan thận, giảm mỡ trong máu và trị huyết áp cao, rau cần còn là phương pháp trị mụn và nám hữu hiệu.

Trứng gà:

Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng ăn khoảng 15 quả trứng mỗi ngày là đã cung cấp cho cơ thể lượng i-ốt cần thiết.

Nhưng trên thực tế không ai làm được điều đó vì mỗi tuần một người trưởng thành chỉ nên sử dụng từ 2-3 quả mỗi tuần.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại