Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Credit Suisse, năm 2020, tổng tài sản ròng của Việt Nam là 965 tỷ USD, đứng thứ 37/168 nền kinh tế được Credit Suisse theo dõi.
Xét trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 5 sau Indonesia (3.199 tỷ USD), Singapore (1.627 tỷ USD), Thái Lan (1.367 tỷ USD) và Philippines (1.024 tỷ USD).
Các nhà nghiên cứu tại Credit Suisse định nghĩa tài sản, hay “giá trị ròng”, là tổng của tất cả các tài sản tài chính và phi tài chính trừ đi các khoản nợ. Người ta có thể tranh luận về phương pháp định nghĩa này, đặc biệt là khi nó liên quan đến giá trị của tài sản vô hình về địa lý hoặc địa điểm văn hóa.
Nhưng cách tính toán này tương tự như bảng cân đối kế toán của một hộ gia đình hoặc doanh nghiệp, ngoại trừ việc, đây là bảng cân đối kế toán cho cả một nền kinh tế.
Cũng theo báo cáo, tính đến năm 2020, Hoa Kỳ vẫn là nền kinh tế giàu nhất thế giới tính theo tài sản khi kiểm soát tới 126.340 tỷ USD tài sản, tương đương 30,3% tổng tài sản ròng của toàn thế giới. Trung Quốc đứng thứ hai với tổng tài sản 74.884 tỷ USD, chiếm gần 18% tổng tài sản ròng toàn cầu.
40 nền kinh tế giàu có nhất thế giới xét theo tài sản
1. Hoa Kỳ: 126.340 tỷ USD
2. Trung Quốc đại lục: 74.884 USD
3. Nhật Bản: 26.931 tỷ USD
4. Đức: 18.274 tỷ USD
5. Anh: 15.284 tỷ USD
6. Pháp: 14.958 tỷ USD
7. Ấn Độ: 12.833 tỷ USD
8. Ý: 11.901 tỷ USD
9. Canada: 9.948 tỷ USD
10. Úc: 9.268 tỷ USD
11. Hàn Quốc
12. Tây Ban Nha
13. Hà Lan
14. Đài Loan (TQ)
15. Thuỵ Sĩ
16. Mexico
17. Indonesia
18. Hong Kong (TQ)
19. Bỉ
20. Nga
21. Brazil
22. Thuỵ Điển
23. Austria
24. Ba Lan
25. Đan Mạch
26. Saudi Arabia
27. Singapore
28. Thổ Nhĩ Kỳ
29. Thái Lan
30. Iran
31. Isreal
32. New Zealand
33. Bồ Đào Nha
34. Ai Cập
35. Na Uy
36. Philippines
37. Việt Nam
38. Ireland
39. United Arab Emirates
40. Hy Lạp