Vị thái tử trẻ tuổi được kế thừa ngôi báu nhà Tần có lẽ không ngờ mình là người thống nhất Trung Quốc. Cuộc gặp gỡ "định mệnh" giữa thái tử với thừa tướng Lã Bất Vi đã mở ra cơ hội thay đổi vận mệnh đất nước.
Thái tử Doanh Chính có cơ may lên ngôi vua nhà Tần ở tuổi 13. Không thể ngờ rằng ông vua trẻ tuổi chỉ sau 26 năm đã làm kết thúc "thời kỳ Chiến Quốc" kéo dài 200 năm, thống nhất giang sơn.
Tần Thủy Hoàng coi chiến tranh là bất hợp pháp
Tần Thủy Hoàng thành công trong việc lôi kéo các nước chư hầu quy về một mối. Ông tạo dựng kinh thành và hệ thống triều chính mới, hủy bỏ mọi đặc quyền quân sự và tôn giáo. Quốc gia mới bài trừ phong kiến trước cả châu Âu, mang đến cơ hội việc làm và thăng tiến tùy vào năng lực của mỗi người.
Các đặc quyền xuất phát từ quyền lực quân sự hoặc ảnh hưởng tôn giáo đều bị loại bỏ. Trong luật lệ quốc gia mới, bình đẳng và hòa bình được thiết lập vững chắc và là quan trọng nhất, Tần Thủy Hoàng coi chiến tranh là bất hợp pháp.
Làm thế nào mà vị vua trẻ tìm ra cách kết thúc chiến tranh chỉ trong một vài năm ngắn ngủi và thành lập và xây dựng quốc gia dựa trên hòa bình?
Nhà vua đã cam kết thực hiện quy tắc quản lý tốt nhất với cận thần tài năng làm quân sư. Triều đình của ông được công nhận là công minh nhất châu Á.
Ông thành lập các trường học, đưa người dân các nước chư hầu đến học tập và tạo dựng cơ hội thăng tiến.
Ông làm các học giả kinh ngạc bằng cách nói với họ rằng: Muốn kết thúc chiến tranh mãi mãi và xây dựng một đất nước Trung Quốc thống nhất trường tồn.
Theo đuổi hòa bình
Các học giả nghiên cứu lâu dài mới hiểu ra rằng Tần Thủy Hoàng loại bỏ các nước chư hầu, thống nhất đất nước không phải bằng chiến tranh tàn bạo, mà bằng hòa bình.
Tần Thủy Hoàng
Để quảng đại dân chúng hiểu sâu sắc ý nghĩa của hòa bình, các cận thần đề nghị vua tham gia đoàn người đi lưu động khắp Trung Quốc giảng giải cho người dân hiểu chiến tranh là tự nhiên và không thể tránh khỏi.
Mô phỏng ngai vàng nhà Tần.
Họ hãy tưởng tượng ra các nước chư hầu chung sống hòa hợp, cùng canh tác nông nghiệp. Mọi người được học hành và thăng quan tiến chức.
Những người giảng giải về hòa bình được coi là bậc thầy về nghệ thuật thuyết phục. Họ giảng giải trong nhóm dân cư nhỏ.
Đoàn kiệu rước Tần Thủy Hoàng .
Những người thuyết phục dân chúng được huấn luyện trong trường học. Họ vừa đi thuyết phục vừa đọc cuốn cẩm nang bỏ túi luôn mang theo bên mình.
Cuốn sách nhỏ thần bí
Cuốn cẩm nang họ mang theo không có tên nhưng được gọi là cuốn "Nghệ thuật chiến tranh". Câu đầu tiên trong sách là: "Nghệ thuật chiến tranh là ...".
Bản sao cuốn sách "Nghệ thuật chiến tranh".
Trong tiếng Trung Quốc cổ đại cách đây 2.300 năm, cụm từ này còn có nghĩa là "nghệ thuật ngoại giao".
Có lẽ, chiến lược ngoại giao được nhà Tần giảng dạy là làm sao để tránh xung đột vô ích. Phạm vi áp dụng chiến lược bao gồm cả xung đột trong lẫn ngoài.
Ai nhặt bản sao cuốn cẩm nang chắc sẽ nghĩ rằng đó là một mớ hỗn độn về các chiến lược và chiến thuật và những thứ kỳ lạ, khó hiểu về quân sự.
Trang sách viết trên tre trúc.
Sách nói về quân đội và chiến trận, các cung điện bão tố và lửa cháy. Đó là cách trình bày ẩn dụ trong sách mà chỉ những người đã trải qua huấn luyện về thuyết khách mới hiểu.
Cho nên, nếu người thuyết phục bị bắt làm tù nhân, quyển sách nằm trong tay người khác cũng không để lộ thông tin gì.
Chỉ có nghệ thuật ngoại giao của nhà Tần là không phải ẩn dụ. Đó là kế hoạch chinh phục các nước chư hầu bằng phi quân sự và hòa bình.
Còn tiếp...
Nguồn bài và ảnh: Ancient Origins