Chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh các nhân vật trong phim hành động sử dụng ống giảm thanh kèm với súng lục, hoặc khẩu 11, 43 huyền thoại trong Counter Strike cũng thường được các game thủ lắp ống giảm thanh.
Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của ống giảm thanh như sau: khi đạn nổ, đầu đạn được bắn ra kèm với năng lượng khí thuốc súng được giải phóng.
Nguồn năng lượng khí thuốc này có một phần tác dụng là đẩy đầu đạn đi nhưng nó cũng chính là nguyên nhân gây ra tiếng nổ khi vừa ra khỏi nòng súng, do chênh lệch áp suất giữa không gian bị nén trong nòng súng và bên ngoài.
Để triệt tiêu tiếng nổ đầu nòng, người ta phải tìm cách làm giảm sự chênh lệch áp suất này bằng cách lắp ống giảm thanh.
Chúng được cấu tạo bởi những lá kim loại đặt nối tiếp ở bên trong ống để giảm dần âm thanh không bị tỏa toàn bộ ra khỏi nòng của ống. Cuối cùng phần âm thanh thoát được ra ngoài giảm đi còn rất nhỏ, đạt mục đích tránh bị phát hiện của xạ thủ.
Về lý thuyết thì như vậy, và trên phim ảnh hay game cũng cho ra tiếng "bụp bụp" khi bắn súng có gắn ống giảm thanh. Thế nhưng trên thực tế thì tác dụng triệt âm của ống giảm thanh tốt đến mức nào?
Câu trả lời sẽ có trong clip so sánh tiếng súng giữa một bên có lắp và một bên không lắp ống giảm thanh sau đây:
Sự khác biệt khi sử dụng ống giảm thanh thực tế có ghê gớm như trên phim ảnh hay không?
Mặc dù khả năng tái tạo và truyền tải âm thanh các phát bắn của camera không thực sự tốt nhưng đoạn video cũng cho phép chúng ta đưa ra một vài kết luận:
Khi sử dụng đạn cận âm kết hợp với ống giảm thanh, phần lớn những gì ta nghe thấy được là tiếng khóa nòng chuyển động và tiếng viên đạn va chạm với bẫy đạn ở đầu kia của trường bắn, thế nhưng cũng không phải yên lặng tuyệt đối như trong các bộ phim Hollywood.
Hơn nữa khi sử dụng ống giảm thanh thì súng chỉ nên bắn ở chế độ điểm xạ, vì khi để chế độ liên thanh thì tuổi thọ của ống giảm thanh sẽ tính bằng phút, do nhiệt độ trong ống giảm thanh tăng quá ngưỡng và phá hủy các vách ngăn.
Viên đạn phá vỡ rào cản âm thanh
Ống giảm thanh cũng phần nào làm giảm tiếng súng khi sử dụng đạn thông thường nhưng không được hiệu quả như đối với đạn cận âm.
Điều này là hiển nhiên vì khi viên đạn có tốc độ siêu thanh (> 340 m/s) thì bức tường âm thanh sẽ bị phá vỡ, đầu đạn sẽ tạo ra sóng xung kích. Viên đạn khi ra khỏi ống giảm thanh sẽ kèm theo âm thanh "giả" và như vậy phủ nhận vai trò của ống giảm thanh.