Sáng ngày 31/3, xuất hiện một số thông tin rò rỉ chưa được xác thực về thoả thuận giữa các nhà đàm phán Nga và nhóm vũ trang Jaysh al-Islam (JaI) đang bị bao vây trong thành phố Douma.
Nội dung của dự thảo thoả thuận hoà bình như sau:
1. Một số lãnh đạo cao cấp của JaI sẽ được Không quân Nga chở bằng chuyên cơ đến Jordan với ít nhất 20 triệu Đô la mang theo.
2. Ước tính ít nhất 15.000 người, trong đó khoảng 4.300 chiến binh sẽ được đi tới khu vực đối lập tại Đông Qalamoun, miền Trung Syria.
3. Lữ đoàn Al Farouq Al-Ezza lựa chọn sẽ đi về Tây Bắc Syria (tỉnh Idlib) chứ không theo nhóm đi Đông Qalamoun (Lữ đoàn này đóng góp quân số lớn nhất cho JaI, vào khoảng 2.700 chiến binh, chiếm 30% con số ước tính trên tổng số 9.000 chiến binh JaI trong Douma).
4. Lữ đoàn Al-Bwidani sẽ ở lại cùng với 2.000 binh lính và gia quyến và sẽ gia nhập lực lượng dân quân Vệ Binh Quốc Gia "Lá chắn Qalamoun" trung thành với chính phủ.
5. JaI sẽ phóng thích toàn bộ con tin, tù binh và giao nộp vũ khí hạng nặng, cơ sở vật chất của nhóm tại Douma cho quân đội chính phủ. Quân đội sẽ tiến vào thành phố một thời gian ngắn (1 tháng) và sau đó bàn giao lại cho lực lượng Cảnh sát và các hội đồng địa phương, cuộc sống sẽ được đưa trở lại giống như trước chiến tranh.
Nếu thoả thuận này được thực thi tức là Jaysh al-Islam, một trong 4 nhóm đối lập lớn nhất Syria (JTS-HTS-SDF và JaI) sẽ rã ngũ ngay trong tháng 4 này.
Trong một diễn biến liên quan khác, Hoàng tử Bin Salman đại diện cho Saudi Arabia tuyên bố ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad tiếp tục nắm quyền tại Syria và hy vọng ông Assad sẽ không trở thành "một con rối" trong tay của người Iran.
"Bashar sẽ ở lại", Hoàng tử Salman nói. "Nhưng tôi tin rằng vì lợi ích của mình, ông Bashar sẽ không để cho Iran làm bất cứ điều gì họ muốn".
Về cơ bản, Saudi Arabia cũng đã chấp nhận không lật được Assad sau gần 6 năm hỗ trợ tài chính cho nhóm Jaysh al-Islam và một số nhóm khác. Tuyên bố này gần như đồng thời là một gợi ý cho Jaysh al-Islam nên chấm dứt đàm phán với chính phủ Syria.
Như vậy là dù không muốn, nhưng gần như tất cả các quốc gia hỗ trợ lực lượng đối lập tại Syria (Thổ Nhĩ Kỳ - Mỹ - Jordan - Saudi Arabia) đều chấp nhận thua cuộc trước liên minh Nga - Iran - Syria, trừ Qatar (đang hỗ trợ trực tiếp cho HTS).
Quân đội Syria giải phóng thị trấn Kafr Batna ở Đông Ghouta