Suốt 20 năm tuyển dụng người tài, tôi loại ngay những bản CV có chứa mục lỗi thời này, tuy nhiên nó dường như quá phổ biến!

Anh Thơ |

Một bản CV ấn tượng nhất cần phải minh họa một cách chính xác và thuyết phục một thông điệp quan trọng: Đây là những gì tôi đã cống hiến cho các công ty tôi đã làm trước đó.

Gary Burnison là CEO của Korn Ferry, một công ty tư vấn toàn cầu giúp các công ty lựa chọn và thuê những nhân tài giỏi nhất. Ông là tác giả của cuốn sách best-seller trên New York Times "Lose the Resume, Land the Job" (Mất hồ sơ, tìm được việc) với phong cách nói chuyện thẳng thắn mà không ai – không phải là vợ/chồng, đối tác, cố vấn hay bất kỳ ai khác – sẽ nói với bạn.

Mới đây, ông đã có những chia sẻ về những lỗi sai phổ biến ở những bản CV mà ông thường thấy trong suốt 20 năm làm nghề tuyển dụng và phỏng vấn.

Trong suốt 20 năm qua, tôi đã chọn lựa hàng ngàn hồ sơ xin việc để tìm ra những nhân tố tiềm năng nhất cho công ty. Một điều tôi thấy khá bất ngờ đó là dù có hàng loạt các bài viết có sẵn trên các website, hướng dẫn cách viết một bản CV ấn tượng nhưng chỉ có rất ít người sở hữu trong tay một bản CV chau chuốt.

Một bản CV ấn tượng nhất cần phải minh họa một cách chính xác và thuyết phục một thông điệp quan trọng: Đây là những gì tôi đã cống hiến cho những công ty tôi đã làm trước đó. Một trong các bước mà mọi người thường nghĩ rằng để có được một bản CV mĩ mãn đó là: "Mục tiêu" (objective) - được thể hiện qua một vài từ ngắn gọn ngay trên đoạn đầu CV giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được mục tiêu cũng như tham vọng của ứng viên. Nhưng trên thực tế, không thực sự cần phải đưa nội dung này vào bản CV của bạn.

Suốt 20 năm tuyển dụng người tài, tôi loại ngay những bản CV có chứa mục lỗi thời này, tuy nhiên nó dường như quá phổ biến! - Ảnh 1.

Với quan điểm của tôi, nó rất lỗi thời và không cần thiết. Tuy nhiên, tôi vẫn nhận được rất nhiều CV có chứa phần "Mục tiêu". Có thể bạn không tin nhưng 90% thời gian xem xét các đơn ứng tuyển, tôi đều bỏ qua các bản CV có chứa phần "Mục tiêu" này.

Không cần "Mục tiêu", làm ơn!

Hầu như mọi phần "Mục tiêu" mà tôi đọc qua đều viết quá chung chung hoặc quá ngắn và đa phần đều không đúng như tiêu chí mà yêu cầu tuyển dụng đưa ra. Ví dụ bạn ghi rằng bạn đang tìm kiếm một vị trí lãnh đạo nhóm với đầy thách thức, điều này có thể đúng nhưng thực sự vẫn chưa thể tiết lộ điều gì về bạn để có thể trở thành một nhân viên đầy tiềm năng cho công ty.

Dưới đây là một vài ví dụ điển hình để chứng minh phần "Mục tiêu" trong bản CV trở nên vô nghĩa:

- Một chuyên gia an ninh mạng làm việc tại trụ sở San Jose, California (ưu tiên làm việc từ xa nhưng vẫn sẵn sàng nhận công việc phải di chuyển) đang tìm kiếm một vị trí Giám đốc an ninh (CSO) có thể quản lý một nhóm các chuyên gia tài năng, có cùng chí hướng được tập hợp trên toàn cầu.

- Một chuyên viên cấp cao mong muốn được nhận vị trí Giám đốc tài chính ở công ty bạn.

- Đang tìm kiếm một cơ hội để tạo sự khác biệt và thay đổi thế giới.

Với ba ví dụ trên, mục tiêu đầu tiên cụ thể đến mức kỳ quặc và có vẻ như liệt kê một loạt các nhu cầu cá nhân hơn là dành sự quan tâm thực sự cho công ty. Mục tiêu thứ hai lại quá là rõ ràng còn mục tiêu cuối cùng nghe có vẻ quá tự phụ.

Nhìn chung, phần "Mục tiêu" có thể làm phân tâm nhà tuyển dụng khỏi những lợi ích mà bạn có thể đem đến cho công ty của họ. Nó cũng có thể khiến bạn bị đánh giá thấp và làm mất đi những cơ hội đáng giá khác. Lý do là bởi nhà tuyển dụng sẽ cho rằng mục tiêu hoạt động mà công ty đang hướng tới và mục tiêu mà bạn đặt ra quá khác biệt nhau.

Điều bạn cần tập trung là kinh nghiệm trước đó của mình

Nếu bạn là một người đang tìm việc nhưng mới chỉ tích lũy vài năm kinh nghiệm, thì một "Tiêu đề" (headline) là cách nhanh chóng để gây sự chú ý tới người khác. Mục "Tiêu đề" nên được đặt ngay dưới phần thông tin cá nhân. Ví dụ như:

- Là một nhà thiết kế đồ họa từng đoạt giải thưởng

- Từng làm ở bộ phận tiếp thị và có kinh nghiệm chạy các chiến dịch truyền thông xã hội và trực tuyến

- Giám đốc truyền thông cho một công ty Fortune 500 có tốc độ phát triển nhanh chóng

- Kỹ sư hóa sinh có chuyên môn về công nghệ nano

Suốt 20 năm tuyển dụng người tài, tôi loại ngay những bản CV có chứa mục lỗi thời này, tuy nhiên nó dường như quá phổ biến! - Ảnh 2.

Đối với những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, các kỹ năng và chuyên môn kỹ thuật sẽ liên quan trực tiếp đến những đóng góp mà họ sẽ mang lại cho công ty tiếp theo, vì thế chỉ cần một bản tóm tắt ngắn gọn về sự nghiệp bản thân là đủ.

Một ví dụ về bản tóm tắt có thể như sau:

Chuyên viên tài chính với nhiều năm kinh nghiệm xây dựng và lãnh đạo các nhóm. Các lĩnh vực chuyên môn bao gồm: Lập kế hoạch chiến lược, tái cấu trúc quy trình kinh doanh, báo cáo và quản trị của SEC ..."

Các nhà tuyển dụng hầu như không phí thời gian để xem toàn bộ bản CV của bạn (cái nhìn đầu tiên mất khoảng 6 giây) nếu nó không cung cấp ngay lập tức những gì họ đang tìm kiếm. Vì vậy, điều quan trọng đó là hãy biết cách tận dụng tờ giấy CV nhỏ bé một cách khôn ngoan.

Tham khảo CNBC

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại