Gần đây, cộng động mạng xôn xao về hình ảnh nước lũ sau trận siêu bão Hagibis của Nhật Bản sạch trong không có lấy một cọng rác.
Người ta lại thêm một lý do nữa để ngưỡng mộ và yêu thích đất nước này. Thế nhưng, ít ai biết rằng Nhật Bản lại là một trong những nước có lượng rác thải nhựa lớn nhất thế giới.
Thói quen sử dụng túi nilon và nhựa của người tiêu dùng Nhật Bản
Vì nỗi ám ảnh về vệ sinh của Nhật Bản kết hợp với niềm tự hào về Omotenashi, nghệ thuật hiếu khách, nên mọi thứ đều phải được bọc và đóng gói tỉ mỉ trong thật nhiều lớp nhựa.
Trong một cửa hàng địa phương, ngay cả khoai tây, cà rốt cũng được bọc riêng lẻ. Theo thống kê, mỗi người ở Nhật sử dụng khoảng 300 - 400 túi nhựa mỗi năm, tương đương hơn 40 tỷ túi nhựa cho cả quốc gia.
Với một chiếc bánh mì tròn được bọc riêng trong túi nhựa kín, tại quầy, nếu bạn không chú ý, nó sẽ được đóng gói cẩn thận trong một chiếc túi nhựa khác nữa, trước khi được đặt bên trong một túi nhựa thứ ba.
Muffoko Yamada, 72 tuổi, đang mua sắm tại một khu ẩm thực ở tầng hầm tại Cửa hàng bách hóa Kintetsu ở Osaka, giỏ của cô chứa đầy các sản phẩm được bọc bằng nhựa.
Có những hộp đựng thức ăn như mì soba chiên và bánh xèo mặn với những túi nhựa riêng chứa mỗi thành phần khác nhau trong món ăn.
Một củ cà rốt được bọc trong một túi nhựa nằm dưới đáy giỏ của cô bên cạnh 4 cây măng tây, cũng được bọc trong túi nhựa.
Điều này có thể thấy thói quen tiêu dùng của người Nhật đã khiến cho đất nước này chứa một lượng rác thải khổng lồ sau chuỗi tiêu dùng quốc nội.
Quy trình xử lý rác của Chính phủ và người dân Nhật Bản
Cả thế giới chắc không còn xa lạ với những quy trình phân loại và xử lý rác thải của Nhật Bản. Ở khắp các con đường cho đến từng hộ gia đình, luôn có những chiếc thùng thu gom rác được phân loại.
Hướng dẫn mỗi hộ gia đình của Chính quyền thành phố Yokohama về phân loại và xử lý rác thải dài khoảng 8 trang giấy, trong đó bao gồm các hướng dẫn chi tiết về cách phân loại rác thành 10 loại, từ vải đến giấy, bìa cứng, từ các vật phẩm kim loại nhỏ đến nhiều loại khác nhau bằng nhựa.
Chính phủ Nhật cũng thúc đẩy các hoạt động dọn dẹp trên sông và trên các bãi biển, đồng thời đẩy mạnh nỗ lực phát triển vật liệu đóng gói phân hủy sinh học.
Khó có thể mô tả hệ thống phân loại và xử lý rác thải của Nhật Bản được thực hiện ở cấp thành phố.
Điều đó có nghĩa là mỗi thành phố, thị trấn và quận có một hệ thống hoàn toàn khác nhau. Ngay cả 23 phường của Tokyo cũng có các hệ thống khác nhau.
Nhờ những nỗ lực này mà chính phủ Nhật Bản tự hào rằng 86% trong số 9 triệu tấn chất thải nhựa mà nước này tạo ra mỗi năm đều được tái chế, chỉ có khoảng 8% được đốt và phần còn lại được gửi đến các bãi rác.
Thật là một con số ấn tượng, nhưng trên thực tế dù đã được phân loại thì khoảng 58% nhựa bị loại bỏ của Nhật Bản cuối cùng được tái chế bằng cách đốt cháy để sản xuất nhiệt và điện; 14% khác được xuất khẩu sang các nước châu Á nghèo và không có cơ chế để theo dõi liệu nó có thực sự được tái chế hay cuối cùng bị đem đi đốt cháy tại các bãi rác hoặc thải ra đại dương; và chỉ có 14% được tái chế thực sự tại Nhật Bản, chủ yếu là được chia nhỏ và sản xuất thành các sản phẩm mới.
Tuy nhiên, lượng rác thải quá lớn khiến đất nước này không thể xử lý hết được toàn bộ
Có thể thấy, với quy trình phân loại và xử lý rác thải tỉ mỉ và kì công, nhưng người Nhật vẫn không thể giải quyết được hết số lượng rác thải của mình.
Lý do là vì họ không có đất để tạo ra những bãi rác chứa khổng lồ, vì vậy, một phần lượng rác thải đã được đổ ra đại dương.
Theo một bài viết trên NYTimes, Shoji Kousaka luôn nghĩ về Nhật Bản là nơi mọi người biết cách xử lý rác của họ.
Đó là trước khi anh dành một buổi sáng trên một tàu đánh cá ở vịnh Osaka vào mùa thu năm ngoái, anh đã bị sốc bởi chai soda, túi mua hàng bằng nhựa, giấy gói đồ ăn nhẹ và ống hút liên tục bị mắc kẹt trong lưới đánh cá cùng với tôm cá.
Dựa trên những gì ông nhìn thấy trong 6 giờ trên thuyền, ông Kousaka ước tính có hơn 6,1 triệu phế liệu nhựa và khoảng 3 triệu túi nhựa nằm dưới đáy vịnh.
Ông nói: "Với tỷ lệ thu gom cao của Nhật Bản đối với rác thải nhựa và cách tiếp cận nghiêm ngặt của nước này đối với việc tái chế, tôi rất ngạc nhiên về lượng rác thải ở dưới đáy đại dương."
Ngoài ra, một lượng lớn rác thải của Nhật cũng được đem đi xuất khẩu sang các nước Châu Á. Với mục đích xuất khẩu rác có chọn lọc sang nước thứ 3 để tái chế, Nhật cũng đã giảm thiểu được một lượng chất thải.
Lệnh cấm nhập khẩu nhựa thải của Trung Quốc vào năm 2018 gây ra cuộc khủng hoảng cho Nhật
Như đã nói, một phần rác thải của Nhật Bản mỗi năm sẽ được đem đi xuất khẩu sang các nước Châu Á, đặc biệt Trung Quốc là một thị trường vô cùng lớn. Tuy nhiên, vào năm 2018, Trung Quốc đã đưa ra lệnh cấm nhập khẩu rác nhựa đã khiến hàng trăm ngàn tấn rác thải chất đống lại tại các đô thị trên khắp Nhật Bản.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc Nhật Bản phải tìm một thị trường mới để giúp họ tiêu thụ đống rác thải của mình. Và lựa chọn đó là các nước Đông Nam Á như Campuchia, Philippines, Indonesia... và trong đó có cả Việt Nam.
Mong muốn của Chính phủ và nhận thức của người dân
Chính phủ nói rằng họ muốn giảm 25% sử dụng nhựa vào năm 2030 và Bộ trưởng Môi trường Yoshiaki Harada thừa nhận rằng túi nhựa chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số chất thải.
Nhận thức của công chúng về các vấn đề liên quan đến nhựa ở Nhật Bản còn thấp. Tuy nhiên, người dân Nhật Bản bắt đầu có những động thái quan tâm khi một số tờ báo lớn kêu gọi chấm dứt sử dụng nhựa.
Vào ngày 10/5, Nhật Bản cùng một số nước kí kết công ước Basel, một hiệp ước nhằm mục đích giảm buôn bán chất thải độc hại, đã thông qua sửa đổi hiệp ước để thêm chất thải nhựa bẩn vào danh sách các mặt hàng bị hạn chế.
Rol Payet, thư ký điều hành tại Bộ Môi trường LHQ cho các Công ước Basel cho biết trong một tuyên bố, ô nhiễm từ chất thải nhựa, được coi là một vấn đề môi trường lớn trong những mối quan tâm toàn cầu, đã đạt tỷ lệ dịch bệnh với ước tính 100 triệu tấn nhựa hiện có trong các đại dương, 80-90% trong số đó đến từ các nguồn trên đất liền.
Với hiệp ước sửa đổi có hiệu lực vào tháng 1 năm 2021, xuất khẩu chất thải nhựa sang các quốc gia khác ngoài Trung Quốc cũng sẽ trở nên khó khăn đối với Nhật Bản.
Trong số 9 triệu tấn chất thải nhựa hàng năm ở Nhật Bản, khoảng 1 triệu tấn được thu gom từ các hộ gia đình làm vật liệu có thể tái chế. Rác thải nhựa bẩn được xử lý như rác thải dễ cháy.
Chất thải nhựa công nghiệp, bao gồm từ các nhà máy, văn phòng và cửa hàng bán lẻ, tổng cộng khoảng 7 triệu tấn, được tái chế, đốt, sử dụng để chôn lấp hoặc xuất khẩu sang các nước khác.
Theo Bộ Môi trường, một số thành phố hiện được cho là có thêm công suất trong các lò đốt rác do dân số giảm và nhận thức ngày càng tăng của người dân về tái chế.