Bài học "xương máu" từ Thế chiến thứ 2: Tầm bắn ngắn hơn
Nếu súng trường tấn công AK cho đến nay là súng được sản xuất nhiều nhất ở phương Đông thì ở phương Tây, một số thiết kế khác hẳn đã được sử dụng rộng rãi, trong đó có M-16 của Mỹ, G-3 của Đức và FN-FAL của Bỉ.
Vũ khí cuối cùng trong danh sách trên đã là súng trường tấn công chính trong hơn 90 quốc gia. Giống như những khẩu súng mà nó cạnh tranh, FN-FAL có nguồn gốc từ thời hậu Thế chiến thứ 2, vì tất cả những bài học thông qua cuộc chiến đó đã được kết hợp vào các thiết kế vũ khí.
Hầu hết các chiến binh tham chiến trong Thế chiến đều được trang bị súng trường khóa nòng trượt, hiệu quả trong phạm vi từ 1.000 mét trở lên.
Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy hầu hết các trận đánh diễn ra ở phạm vi từ 300 đến 400 mét hoặc gần hơn, và người lính không thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách mà vũ khí của họ có thể đạt được hiệu quả do các hạn chế về năng lực.
Trong khi đó lính bắn tỉa được trang bị kính ngắm và hỏa lực súng máy cộng đồng hiệu quả hơn khi giao tranh tầm xa xảy ra.
Thực tế chiến trường cho thấy quân đội cần loại đạn nhỏ hơn, tầm bắn ngắn hơn nhưng vẫn hiệu quả ở khoảng cách trung bình đi kèm với lợi thế nhẹ hơn và gọn hơn. Điều này sẽ cho phép một người lính mang nhiều đạn hơn. Độ giật thấp sẽ khiến xạ thủ dễ kiểm soát bắn và nạp đạn hơn.
Khẩu FN-FNC của Đội tuyển bắn súng quân dụng Việt Nam được phát triển dựa trên khẩu FN-FAL.
Quá trình "thai nghén" FN-FAL của FN Herstal
Công ty sản xuất vũ khí FN Herstal (thành lập vào năm 1889) của Bỉ vào thời điểm đó đang ở giai đoạn phục hồi do nước này bị Đức Quốc xã chiếm đóng trong Thế chiến 2. Tuy nhiên họ đã nhanh chóng bắt đầu thiết kế vũ khí nhỏ phục vụ cho Chiến tranh Lạnh.
Nhà thiết kế Dieudonne Saive, người đã cộng tác chặt chẽ với nhà thiết kế vũ khí người Mỹ John Browning, là kiến trúc sư trưởng của nguyên mẫu vũ khí mới của FN, súng trường FAL.
Các mẫu thử nghiệm sử dụng cỡ đạn .280 của Anh và tham gia các cuộc thử nghiệm súng trường của Mỹ vào năm 1950. Mẫu này đã được sự ủng hộ của các sĩ quan bộ binh Hoa Kỳ.
Mẫu thử nghiệm FN-FAL bắn đạn .280.
Tuy nhiên cỡ đạn .280 không tồn tại được lâu, Studler tiếp tục nghiên cứu loại đạn mới phù hợp hơn và điều này đã loại bỏ đạn .280 một cách hiệu quả. Kết quả cuối cùng là các đồng minh Phương Tây sẽ có súng trường mới, nhưng với đạn dược do Mỹ cung cấp.
Một số quân đội đã quyết định chuyển sang FN-FAL, ban đầu có lẽ chỉ để thỏa mãn một phần yêu cầu của Hoa Kỳ sau khi nước này gây áp lực với NATO để tiêu chuẩn hóa đạn 7.62mm và sau đó là súng trường M-14 (khẩu súng này lại là thất bại khi có quá ít quốc gia trang bị).
Vương quốc Anh đã nhanh chóng đưa ra biến thể FN-FAL của riêng họ được gọi là L1A1 SLR. Các quốc gia thuộc khối thịnh vượng chung như Australia, New Zealand, Rhodesia và các quốc gia khác cũng đi theo cải tiến này.
Binh sĩ Australia tham chiến trong chiến tranh Việt Nam được trang bị L1A1 SLR bên cạnh các khẩu AR-15/M-16.
L1A1 SLR đã được sửa đổi để bắn bán tự động và nhiều quốc gia khác theo thời gian cũng làm như vậy. Điều này được lý giải là do đạn 7.62mm ảnh hưởng đến độ chính xác và gây lãng phí đạn dược (trừ tầm bắn) khi được khai hỏa ở chế độ hoàn toàn tự động.
Cộng đồng các quốc gia sử dụng FN-FAL tăng lên đồng nghĩa với việc súng nhanh chóng thu hút sự chú ý ở các nơi khác trên thế giới. Venezuela đã mua 5000 khẩu với một cỡ nòng khác thường (tương tự như đạn thử nghiệm .280) nhưng sau đó quay lại đã sử dụng đạn 7.62mm.
Argentina và Brazil làm theo họ, sản xuất hàng trăm nghìn khẩu FN-FAL trong nhiều thập kỷ tiếp theo. Ấn Độ và Israel cũng tự sản xuất vũ khí cho cả mục đích sử dụng trong nước và xuất khẩu. Cuối cùng, FN-FAL có thể được nhìn thấy trên khắp Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á.
Các biến thể của súng trường tấn công FN-FAL
Như với hầu hết các thiết kế vũ khí thành công, các biến thể bắt đầu xuất hiện. Phiên bản trang bị cho lính dù FN-FAL Para, với báng súng gấp gọn là một trong những phiên bản đầu tiên.
Những khẩu FN-FAL Para này thường đi kèm với nòng ngắn hơn để giữ cho súng trường không bị vướng víu khi lính dù nhảy ra khỏi cửa máy bay.
Tiếp theo đó là một số phiên bản súng máy hạng nhẹ xuất hiện với chân đế, nòng nặng hơn và băng đạn 30 viên. Tuy nhiên chúng không trở nên phổ biến trên phạm vi toàn cầu.
Một khẩu FN-FAL tiêu chuẩn nặng 4.3kg và các phiên bản Para thường nặng hơn khoảng nửa kg.
Chiều dài nòng tiêu chuẩn là 53.34cm, và tổng thể súng trường dài từ 109.22 đến 114.3 cm, tùy thuộc vào biến thể.
Súng trường được vận hành bằng trích khí, có nghĩa là một lượng nhỏ khí thuốc đạn được sử dụng để đẩy vỏ đạn ra và nạp một viên đạn mới. Băng đạn tiêu chuẩn gồm 20 viên, mặc dù các phiên bản 30 viên vẫn tồn tại với số lượng nhỏ.
Báng súng bằng gỗ và plastic đều có thể được tìm thấy. FN-FAL có thể được trang bị kính ngắm, lưỡi lê, súng phóng lựu và thiết bị nhìn đêm.
FN-FAL đã tham chiến gần như ngay lập tức khi FN-FAL được đưa vào trang bị. Nó đã cùng với quân đội Anh đến Malaya và nhiều điểm nóng khác nhau ở Trung Đông, Châu Phi và Châu Á.
Mặc dù FN-FAL được thiết kế dành cho cuộc đối đầu (cho tới hiện tại thì không bao giờ có thể xảy ra) giữa khai khối quân sự NATO và Hiệp ước Warsaw, nhưng nó đã tỏ ra hiệu quả trong địa hình hoang mạc, nơi tầm xa của đạn 7.62mm là một lợi thế trong không gian mở.
Một số biến thể của FN-FAL.
FN-FAL lọt vào tay phiến quân và cuộc chiến của FN-FAL ở Falklands
Theo thời gian, FN-FAL cũng đã lọt vào tay phiến quân và các lực lượng chống chính phủ cùng với việc FN-FAL dần xuất hiện trên thị trường vũ khí phi chính phủ.
Nhiều khẩu FN-FAL đã bị cướp khỏi kho vũ khí của chính phủ trong các cuộc xung đột. Trong khi AK cho đến nay vẫn là súng trường xung kích phổ biến nhất được sử dụng ở châu Phi thì FN-FAL vẫn có chỗ đứng của riêng nó.
Các quốc gia châu Phi sử dụng FN-FAL đánh giá cao vì khẩu súng này chứng minh được sức mạnh và độ tin cậy của nó.
Một người lính Nam phi trang bị FN-FAL và một thổ dân châu Phi.
Một trong những cuộc xung đột lớn cuối cùng có sự tham gia của FN-FAL ở phương Tây là Chiến tranh Falklands.
Cuộc chiến diễn ra từ ngày 2/4/1982 đến 14/6/1982 là cuộc đọ sức giữa hai quốc gia sử dụng vũ khí giống nhau. Cả hai đều trang bị súng máy FN-MAG, súng ngắn 9mm Browning và tên lửa Exocet.
Vũ khí phổ biến nhất là súng trường tấn công FN-FAL, cả hai bên đều sử dụng các biến thể FN-FAL làm vũ khí tiêu chuẩn cho bộ binh. Một số khẩu của quân đội Argentina gắn thêm kính ngắm để bắn tỉa và cho thấy sự hiệu quả trong vai trò này.
Cả hai bên đều sử dụng các thiết bị nhìn đêm, nhưng L1A1 SLR của Anh có tầm bắn hiệu quả ngắn hơn, thứ mà kẻ địch của họ khai thác bằng cách trang bị các thiết bị nhìn đêm cho các tay thiện xạ của họ.
FN-FAL của Argentina giữ được khả năng bắn tự động. Trong chiến đấu thông thường, điều này tỏ ra không có lợi thế, nhưng khi chống lại máy bay trực thăng, nó đã chứng minh giá trị của nó.
Một chiến binh đối lập trang bị FN-FAL trong giai đoạn đầu (năm 2012) của cuộc chiến tranh Syria.
Súng không "hoàn hảo" nhưng rất thành công cho đến ngày nay
Trong thế kỷ 21, FN-FAL vẫn được sử dụng mặc dù đã nhường chỗ cho một số súng trường khác trong vị trí súng chính của nhiều quân đội.
Chúng vẫn được sử dụng bởi các đơn vị lực lượng đặc biệt SAS của Anh và Australia ở Afghanistan, nơi giao tranh diễn ra ở phạm vi rộng hơn do địa hình đồi núi.
Một lính bắn tỉa thuộc lực lượng SAS Anh Quốc trang bị một khẩu L1A1 SLR (biến thể của FN-FAL) tại Afghanistan.
Thường thì binh lính ở một ngọn núi giao tranh với quân nổi dậy ở một ngọn núi khác. Trong điều kiện như vậy, tầm hiệu quả của đạn 7.62mm được đánh giá cao.
Súng trường tấn công FN-FAL không phải là một vũ khí bộ binh hoàn hảo, nhưng cho đến nay, nó là loại súng sử dụng đạn 7.62mm phổ biến nhất trong lực lượng NATO từ thời Chiến tranh Lạnh.
FN-FAL nặng và dài, khiến nó trở nên vướng víu trong giao tranh tầm gần. Nhưng bù đắp lại FN-FAL là một khẩu súng trường đáng tin cậy, loại đạn mạnh của súng có thể xuyên qua thân cây, tường gạch và áo chống đạn hiện đại nhất ở cự ly gần.
Với việc sử dụng rộng rãi trên khắp các châu lục, FN-FAL chắc chắn vẫn sẽ được nhìn thấy trong các hoạt động quân sự trong nhiều thập kỷ tới của thế kỷ 21.
Trong chiến tranh Falkland năm 1982, cả Anh lẫn Aghentina đều sử dụng FN-FAL (với Anh là biến thể bán tự động L1A1 SLR) là súng trường tấn công chính của bộ binh (Nguồn BBC).