Theo ước tính, sức công phá của vụ phun trào này tương đương 800 triệu tấn TNT, mạnh hơn 14 lần bom Sa hoàng. Tiếng nổ của nó có thể được nghe thấy từ tận Sumatra, cách địa điểm phun trào khoảng 2.600 km.
Những dòng sông nham thạch nóng thoát ra khỏi miệng núi có độ cao khoảng 4.000 m. Lượng tro, bụi, nham thạch và khí thoát ra từ vụ phun trào có tổng thể tích lên tới 50 tỷ m khối trong khi một lượng khí sulphur dioxide (SO2) khổng lồ cũng bay vào khí quyển.
Video: Núi lửa Agung phun khói bụi cao hàng nghìn mét
Nủi lửa Indonesia phun trào.
Đám mây bụi từ núi lửa Tambora khiến nhiệt độ toàn cầu giảm từ 0,4 tới 0,7 độ C. Một năm sau đó, nhiều khu vực ở châu Âu và Bắc Mỹ không có mùa hè. Sương giá khiến mùa màng tại Canada và vùng New England của Mỹ thất bát. Châu Âu cũng khốn đốn vì sự suy giảm nhiệt độ.
Bản thân núi lửa Tambora co lại tới vài nghìn mét, từ độ cao khoảng 4.300 m giảm xuống còn khoảng 2.850 m. Trận phun trào này cũng làm hình thành các miệng núi lửa khổng lồ có đường kính lên tới 6 km và sâu 1.100 m.
Trên thực tế, Tambora chỉ thức giấc trong 3 ngày, nhưng những hậu quả mà vụ phun trào để lại khiến nó trở thành thảm họa núi lửa chết chóc nhất trong lịch sử hiện đại.
Theo ước tính, có khoảng hơn 80.000 người thiệt mạng do nạn đói, môi trường bị phá hủy và các thảm họa là hệ quả của vụ phun trào.
(Tổng hợp)