Sau thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã bị cấm không được phép có lực lượng vũ trang.
Tuy nhiên lệnh cấm này dần bị phai mờ và gần đây Tokyo đang tích cực thảo luận khả năng đổi tên Lực lượng phòng thủ trong lực lượng vũ trang và cho phép họ những quyền tiến hành các hoạt động quân sự bên ngoài lãnh thổ của mình, không chỉ đối với sứ mệnh nhân đạo và gìn giữ hòa bình.
Chi tiêu quân sự của Nhận Bản được giới hạn trong 1% của GDP. Nhưng GDP của đất nước này là rất lớn và 1 phần trăm là đủ để xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh. Ban đầu, hầu như tất cả các loại vũ khí của lực lượng phòng thủ Nhật Bản được sản xuất tại Mỹ, nhưng hiện nay ngày càng nhiều các sản phẩm trong nước.
Trước đây, mối đe dọa chính đối với Nhật Bản được xác định chính là Liên Xô, nhưng bây giờ tất nhiên, là Trung Quốc và đặc biệt lo ngại về chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên.
Tokyo không còn tin rằng, trong trường hợp cần thiết quân đội Mỹ đáp ứng được yêu cầu của họ cũng như không chắc chắn Mỹ sẽ bảo vệ an toàn cho Nhật Bản khỏi Trung Quốc.
Lục quân Nhật Bản bao gồm năm đội quân và lực lượng hoạt động đặc biệt.
Lực lượng phía Bắc có trụ sở tại Sapporo, bao gồm: Sư đoàn bộ binh 2 và sư đoàn xe tăng 7, lữ đoàn bộ binh cơ giới 5 và 11, lữ đoàn pháo binh 1, lữ đoàn tên lửa phòng không 1, nhóm hỗn hợp (huấn luyện), thông tin liên lạ và nhóm hàng không.
Lực lượng Đông-Bắc có trụ sở chính ở Sendai, bao gồm: sư đoàn bộ binh 6 và 9, lữ đoàn kỹ thuật 2, nhóm hỗn hợp (huấn luyện), thông tin liên lạ và nhóm hàng không, trung đoàn tên lửa chống tàu 4 và phòng thủ tên lửa 5.
Lực lượng quân đội phía Đông có trụ sở chính ở Nerima, bao gồm: Sư đoàn bộ binh 1, lữ đoàn máy bay chiến đấu 12, lữ đoàn kỹ thuật 2, lữ đoàn hỗn hợp (huấn luyện), lữ đoàn phòng thủ 2, các nhóm thông tin liên lạc và nhóm hàng không.
Lực lượng quân đội ở miền trung có trụ sở chính ở Itami, bao gồm: Sư đoàn bộ binh 3 và 10, lữ đoàn bộ binh cơ giới 13 và 14, lữ đoàn kỹ thuật 4, lữ đoàn hỗn hợp (huấn luyện), nhóm phòng thủ 2, các nhóm thông tin liên lạc và nhóm hàng không.
Lực lượng quân đội phía Tây có trụ sở chính ở Kumamoto, bao gồm: Sư đoàn bộ binh 4 và 8, lữ đoàn bộ binh cơ giới 15, lữ đoàn kỹ thuật 5, lữ đoàn tên lửa phòng không 2, lữ đoàn hỗn hợp (huấn luyện), trung đoàn tên lửa chống tàu 4, các nhóm hàng không.
Lực lượng hoạt động đặc biệt (MTR) có trụ sở chính ở Nerima, bao gồm: Lữ đoàn đổ bộ hàng không 1, lữ đoàn trực thăng 1, các nhóm MTR và trung đoàn ném bom tầm trung.
Lực lượng xe tăng gồm 341 chiếc thuộc các loại Type 90, 308 và 74. Hiện nay Nhật Bản đang dần thay thế bằng các phiên bản mới.
Ngoài ra, lực lượng này đã bắt đầu được trang bị xe tăng Type 10 (đây là phiên bản hạng nhẹ của Type 90), hiện nay có 39 chiếc loại này đã và đang tiến hành xây dựng. Ngoài ra còn có 109 xe bọc thép Type 87, 68 xe chiến đấu bộ binh Type-89, 580 xe vận chuyển quân (346 Type 96 và 234 Type 73).
Lực lượng pháo binh gồm 160 khẩu pháo tự hành (trong đó 67 loại M110, 93 Type 99), 422 súng FH70, 1900 súng cố (trong đó 817 Type 64, 646 loại L-16, 426 loại RT, 24 Type 96), 99 MLRS, và 100 hệ thống phòng thủ tên lửa gần bở Type 88 .
Tổ hợp tên lửa chống tăng bao gồm khoảng năm 1700 (trong đó 34 Type 96, 140 Type 79, 440 Type 87, 1071 Type 01).
Hệ thống phòng không có khoảng 370 tổ hợp (trong đó 57 Type 81, 113 loại 93, 32 đội pháo cải tiến Hawk, 40 Type 03), hơn 400 hệ thống phòng thủ tên lửa di động (360 Type 91, 80 “Stinger” của Mỹ), 52 pháo tự hành chống máy bay Type 87.
Lực lượng hàng không được trang bị 7 máy bay hạng nhẹ LR-2, khoảng 84 máy bay trực thăng chiến đấu của Mỹ (trong đó khoảng 72 chiếc AH-1S, 12 chiếc AH-64D, ngoài ra còn có khoảng 13 chiếc AH-1S đang bảo quản), 36 máy bay trinh sát mới OH-13 và 97 chiếc cũ HE-6 (còn có khoảng 97 chiếc đang được bảo quản), 61 máy bay vận tải của Mỹ CH-47J và 129 máy bay đa năng UH-1J ( ngoài ra còn có khoảng 45 chiếc UH-1B và 69 trực thăng UH-1H đang bảo quản), 9 máy bay đa năng EC225 của châu Âu, 39 máy bay cứu hộ UH-60J của Mỹ và 30 máy bay huấn luyện TH-480V.
Không quân Nhật bao gồm 5 thành phần chính: hệ thống phòng không (có trụ sở chính ở căn cứ không quân “Yokota”), yểm trợ (có trụ sở chính ở căn cứ “Fuku”), trung tâm nghiên cứu-thử nghiệm (có trụ sở chính ở căn cứ “Iruma”), trung tâm huấn luyện (có trụ sở chính ở căn cứ “Hamamatsu”) và hậu cần kỹ thuật.
Hiện nay, Không quân Nhật có 156 chiếc F-15J và 45 máy bay huấn luyện chiến đấu F-15DJ.
Ngoài ra Nhật đã trang bị máy bay mới F-2 tự sản xuất dựa trên F-16, họ đã trang bị cho Không quân 64 chiếc F-2A và 21 máy bay huấn luyện chiến đấu F-2B (trong đó12 chiếc F-2B đã bị hư hại nghiêm trọng ở căn cứ không quân “Matsushima” trong trận sóng thần năm 2011, hiện nay chúng đang được bảo quản), 69 chiếc “Phantom” của Mỹ (trong đó 56 chiếc F-4EJ, 13 máy bay trinh sát RF-4E / EJ, thậm chí lên đến 40 chiếc F-4EJ và 11 RF-4EJ đang được bảo quản).
Tuy nhiên những loại máy bay này đang dần dần lỗi thời và Nhật đang lên kế hoạch thay thế chúng. Trong tương lai gần Nhật sẽ mua 42 máy bay chiến đấu F-35A của Mỹ.
Ngoài ra Không quân Nhật còn được trang bị 18 máy bay tác chiến điện tử và AWACS (trong đó 13 chiếc E-2C, 4 chiếc E-767, 1 chiếc EC-1), 6 máy bay tiếp nhiên liệu (4 chiếc KC-767, 2 chiếc KC-130H).