Theo đánh giá, thời gian qua sức mạnh của lực lương hạt nhân Nga không ngừng được tăng cường. Hiện lực lượng tấn công hạt nhân của Nga có chiến lược tấn công hạt nhân đa dạng, linh hoạt, đồng thời luôn luôn duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu, và đã trở thành “vương bài” trong chiến lược an ninh quốc gia cũng như chiến lược quân sự của Nga.
Sức mạnh hạt nhân của Nga hiện nay tập trung vào 2 lực lượng đó là lực lượng tàu ngầm hạt nhân và tên lửa chiến lược.
Sức mạnh của tàu ngầm hạt nhân Nga
Trong những năm gần đây, Nga có một loại vũ khí hạt nhân đáng sợ trên biển, đó là các tàu ngầm lớp Borei, bao gồm Yuri Dolgoruky. Tàu ngầm này từng phóng 4 tên lửa dài khoảng 12 m từ Biển Trắng hồi tháng 5-2018. Mỗi tên lửa R-30 Bulava trên tàu ngầm lớp Borei thường mang được 6 đầu đạn hạt nhân 150 kiloton.
Đáng chú ý, tàu ngầm này có khả năng phóng 72 đầu đạn hạt nhân xuống các khu dân cư và căn cứ quân sự nằm ở khoảng cách hơn 9.000 km và có khả năng tàng hình ngay cả khi chạy ở tốc độ cao nhất (50 hải lý/giờ).
Với việc tích hợp 16 tên lửa R-30 Bulava, mỗi chiếc tàu ngầm lớp Borei sở hữu sức công phá gấp 10 lần quả bom nguyên tử được thả xuống thành phố Hiroshima/ Nhật Bản.
Các tàu ngầm thuộc đề án Borei có khả năng giữ yên lặng “phi thường”, đồng thời việc được trang bị các lò phản ứng hạt nhân cho phép các tàu ngầm này có thể duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu dưới nước trong vài tháng
Phương Tây phải thừa nhận sự nguy hiểm của tàu ngầm hạt nhân Nga.
Bên cạnh đó, tàu ngầm Kolpino của Nga cũng đã hoàn thành các bài tập phóng các tên lửa hành trình Kalibr, hãng tin TASS dẫn tuyên bố ngày 9/10 của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tàu ngầm Kolpino của Hạm đội Biển Đen đã được giao nhiệm vụ phóng tên lửa Kalibr vào một mục tiêu ven biển và một mục tiêu trên biển.
Ngoài ra, 4 tàu ngầm thuộc lớp Khabarovsk cùng với những chiếc tàu ngầm – ngư lôi tự hành Poseidon, đủ khả năng phá hủy các thành phố ven biển và các căn cứ hải quân của đối phương bằng số đầu đạn có đương lượng nổ lên tới vài megaton, cũng đang chuẩn bị được quân đội Nga tiếp nhận.
Hiên nay, Nga đang đầu tư phát triển 3 lớp tàu ngầm hạt nhân gồm: Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Borei (hay Dolgorukiy), tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Yasen và phiên bản cải tiến của tàu ngầm tấn công diesel- điện lớp Kilo.
Theo kế hoạch đến những năm 2020 hạm đội tàu ngầm Nga sẽ bao gồm 11 tàu lớp Borei, 10 tàu lớp Yasen và 12 tàu lớp Kilo cải tiến cộng với khoảng 24 tàu ngầm thuộc lớp cũ hơn, trong đó có các tàu Kilo thế hệ đầu, tàu ngầm diesel Petersburg cùng với các tàu Akula, Oscar nâng cấp và tàu ngầm tấn công Sierra.
Tàu ngầm lớp Borei của Hải quân Nga.
Lực lượng tên lửa chiến lược - “Vương bài sát thủ” của Nga
Theo thông báo từ truyền thông Nga, lực lượng tên lửa chiến lược của Nga đã triển khai đợt diễn tập để kiểm tra cuối năm, các binh đoàn tên lửa đã liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ bố trí tập kết và chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Cùng với đó, lực lượng hạt nhân chiến lược Nga cũng đang chuẩn bị diễn tập cuối năm
Là một hoạt động quân sự mang tính chiến lược, trong những năm gần đây hoạt dộng diễn tập của Nga ngày càng được quốc tế quan tâm vì tính đặc thù, quy cách cao, tính thực chiến mạnh.
Cuộc diễn tập hạt nhân chiến lược “Sấm sét – 2019” được Bộ Quốc phòng Nga dự kiến sẽ tổ chức vào cuối năm 2019 là một trong 5 hoạt động quân sự quan trọng của Nga trong năm nay.
Sấm sét – 2019 ” sẽ tập trung vào các khoa mục như truyền đạt thông tin và chỉ lệnh phản công hạt nhân, cảnh báo tấn công tên lửa và phóng tên lửa... Đây là một cuộc kiểm tra toàn bộ hệ thống tấn công hạt nhân của Nga.
Căn cứ theo quy hoạch diễn tập và quy trình sử dụng vũ khí hạt nhân Lực lượng vũ trang Liên bang Nga, trong cuộc diễn tập, Nga sẽ thiết lập Trung tâm Chỉ huy lực lượng hạt nhân chiến lược trực thuộc Trung tâm Chỉ huy phòng vệ quốc gia Moscow.
Tổng thống Putin là người đưa ra quyết sách cuối cùng của tất cả các hành động tấn công và cơ quan chỉ huy tối cao. Tổng chỉ huy diễn tập là Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergey Shoygu, phụ trách chỉ huy phối hợp, điều động quân chủ lực; Đại tướng Valery Gerasimov, Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Liên bang Nga phụ trách tổ chức trực tiếp cuộc diễn tập.
Tại cuộc diễn tập năm 2018, Nga đã công khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RT-2UTTKh Topol-M, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm SS-N-18 và SS-N-23 cùng máy bay ném bom tầm xa TU-95MC.
Trước đó, Năm 2017, cuộc diễn tập của Nga cũng thể hiện khả năng tấn công hạt nhân bao trùm khu vực châu Âu.
Hạm đội Thái Bình Dương Nga và Hạm đội Phương Bắc tiến hành phóng tên lửa từ phạm vi quản lý của mình tiêu diệt mục tiêu cách đó hàng nghìn km, lực lượng tên lửa chiến lược Nga phóng tên lửa từ khu vực trung tâm đến phạm vi Viễn Đông, bay qua Quân khu trung tâm, Quân khu phía Tây; Không quân Nga điều động các máy bay ném bom từ khu vực Viễn Đông và châu Âu bay đến phía đông bán đảo Kamchatka.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm là một trong những vũ khí “đáng sợ” của Nga.
Trong cuộc diễn tập năm 2019 tới đây, Nga sẽ phô diễn nhiều hệ thống tấn công hạt nhân hiện đại hơn nữa. Hiện nay Nga đã biên chế tên lửa đạn đạo xuyên lục địa SS-N-30 cho tàu ngầm hạt nhân hiện đại thuộc Đề án 995 lớp Borei mang tên Knyaz Oleg sẽ thuộc Hạm đội phương Bắc.
Ngoài ra Nga cũng tiến hành nâng cấp máy bay ném bom TU-160, theo kế hoạch sẽ nâng quy mô máy bay loại này từ 16 chiếc lên thành 40 chiếc.
Theo công bố của Quân đội Nga, 99% tên lửa trên lục địa của Nga luôn ở vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, trong đó có 96% tên lửa có thể ngay lập tức tấn công; 14 tàu ngầm hạt nhân luôn duy trì trạng thái có thể phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đến bất kỳ vùng nước nào. Chuyên gia quân sự Nga cho rằng, sức mạnh của lực lượng hạt nhân Nga đang “bước sang một trang sử mới”.
Biện pháp nào cho Mỹ và NATO?
Trung tâm Nghiên cứu vấn đề quốc tế và chiến lược khu vực Mỹ cảnh báo, muốn đối phó với tàu ngầm Nga, Mỹ và NATO nên tránh việc “trở lại con đường” chiến tranh lạnh.
Nói một cách cụ thể, liên minh phương Tây không nên tăng cường bảo vệ tuyến đường biển giữa Greenland, Iceland và Vương quốc Anh, lấy cái gọi là “khoảng trống GIUK” (GIUK Gap) làm hạch tâm để đối phó Nga sẽ lại tiếp tục đi vào “vết xe đổ” thời kỳ chiến tranh lạnh.
Nhiều năm trở lại đây, lãnh đạo quân sự cấp cao của Mỹ và NATO đã chú đến các hoạt động ở dưới đáy biển của Nga, hoạt động này đã diễn ra liên tục gần 20 năm và hiệu quả hoạt động đang ngày càng gia tăng, sự tăng tốc này đang gióng lên hồi chuông cảnh báo từ vùng biển anh Anh đến Phần Lan.
Cùng với đó, hoạt động của tàu ngầm Nga đã trở thành trọng điểm trong các kế hoạch theo dõi ngăn chặn của Mỹ và NATO.
Mỹ và NATO phòng thủ ở khu vực GIUK Gap có phải là sai lầm?
Thời kỳ chiến tranh lạnh, tàu ngầm của Liên Xô phải thông qua khu vực GIUK Gap để vươn ra biển và chiếm vị trí thuận lợi trong việc tấn công tàu và cảng biển của NATO. Cùng với việc tàu ngầm của Nga có thể mang vác những vũ khí tấn công càng ngày càng xa thì tình hình cũng không như trước đây.
Hiện nay, tàu ngầm Nga không cần phải thông qua khu vực GIUK Gap mà vẫn tạo ra những ảnh hưởng lớn đối với lực lượng quân sự của châu Âu. Những tàu ngầm này đang trở thành những “pháo đài an toàn ở biển Na Uy, biển Barents, và có thể tấn công các mục tiêu ở Bắc Âu và Trung Âu.
Theo tính toán của Trung tâm này, hiện nay, tàu ngầm của Nga có thể tấn công mục tiêu trong phạm vi tối đa 2.400 km, nếu như tàu ngầm hạt nhân của Nga ở ngoài khu vực GIUK Gap, với 40 quả tên lửa hành trình 3M-54 Kalibr có thể tấn công toàn bộ các cảng biển chiến lược của NATO ở Bắc Âu. Do vậy, tập trung binh lực ở khu vực GIUK Gap không giải quyết được vấn đề mới.
Trong cuộc diễn tập vào tháng 9/2019 của NATO với sư tham gia của khoảng 800 thủy thủ từ Bỉ, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Anh và Mỹ ở ngoài khơi bờ biển Bồ Đào Nha, Mỹ và NATO thừa nhận không có đủ số lượng tàu với hệ thống sonar hiện đại cho phép phát hiện tàu ngầm tên lửa hạt nhân và tàu ngầm diesel đa năng có độ ồn thấp của Nga.
Hạm đội hiện có của khối Liên minh không đủ sức đồng thời kiểm soát tất cả các điểm trên đại dương thế giới, là nơi đối phương có thể giáng đòn tấn công tiềm năng.
Tên lửa đạn đạo của Nga là sự lo ngại của Mỹ và NATO.
Muốn đưa ra biện pháp đối phó, Mỹ và NATO phải bỏ qua khái niệm phòng ngự “bình phong che chắn” của tư tưởng cũ, toàn diện tiếp thu lý luận tác chiến chống ngầm mới, quan tâm nhiều hơn đến vùng biển tranh cãi ở các khu vực hẻo lánh của Bắc Cực.
Mỹ và NATO phải từ bỏ hàng rào tác chiến chống tàu ngầm “tĩnh” và áp dụng mô hình mạng lưới tác chiến chống tàu ngầm “di động”. Điều này cần phải phát triển năng lực tác chiến chống ngầm thế hệ mới. Quan trọng nhất là phải có một tàu ngầm không người lái lớn với thời gian đợi lệnh dài để cung cấp thông tin sơ bộ cho các vũ khí và thiết bị tác chiến chống ngầm khác.
Ngoài ra, Hải quân Mỹ cũng cần một loạt thiết bị tác chiến chống ngầm bằng âm thanh kiểu mới. Những năng lực này chỉ có thể hiệu quả khi kết hợp với khái niệm mạng lưới mới, đồng thời phải kết hợp chặt chẽ giữa vũ khí trên không, trên mặt nước và dưới nước, nắm chắc tình hình chiến trường dưới nước.
Đây là một vấn đề kỹ thuật còn nhiều thách thức, chỉ có thể thực hiện được khi có thể tự chủ xử lý, phân tích nhanh dưới nước và duy trì thông tin không gián đoạn.