Cứ 3.000 trẻ em thì có một em bị mắc hội chứng Asperger - một dạng của bệnh tự kỷ mà nguyên nhân được cho là do di truyền, tổn thương não và những thay đổi sinh hóa. Trẻ mắc Asperger thông minh, nhiều trẻ biết nói sớm hơn cả biết đi nhưng lại gặp khó khăn trong thể hiện cảm xúc hay giao tiếp.
Nếu được sống trong môi trường giáo
dục và làm việc phù hợp, người tự kỷ hoàn toàn có thể trở thành những
chuyên gia hàng đầu trong những lĩnh vực mà họ yêu thích. Những người mắc hội chứng Asperger có khả năng
tập trung tốt hơn. Họ tỉ mỉ và kiên trì hơn.
Như trường hợp của Katie Miller - nữ họa sĩ người Mỹ 27 tuổi sinh sống tại vùng nông thôn Parkton, tiểu bang Maryland, cách hạt Baltimore 30 dặm về phía Bắc, tìm thấy niềm cảm hứng bất tận của mình ở những em bé sơ sinh.
Khi thấy con gái mình thường ngồi hàng giờ bên giá vẽ, cha mẹ Katie Miller cảm thấy lo lắng và đã đem những thắc mắc của mình đến gặp bác sĩ thì nhận được lời giải thích rằng đó là một loại hành vi lặp đi lặp lại điển hình trong số các dấu hiệu của chứng tự kỷ chức năng cao thường được xếp vào dạng hội chứng Asperger.
Nữ họa sĩ tự kỷ tài năng Katie Miller
Nhìn bề ngoài, Katie Miller trông như một cô gái 20 tuổi có gout thời trang trẻ trung với kính mắt màu chóe, giày màu vàng chuối và mặc trang phục sặc sỡ, tươi trẻ.
“Chứng tự kỷ đã thay đổi thế giới quan của tôi, từ đó ảnh hưởng đến quan điểm của tôi về nghệ thuật”, Katie tâm sự, “Tôi có thể cảm nhận được nhiều thứ, về màu sắc, hình dạng và kích cỡ theo một cách khác biệt so với cách mọi người thường thấy”.
Khi Katie ghi danh vào Học viện nghệ thuật Maryland College of Art nơi sau đó cô đã nhận được cả bằng cử nhân và thạc sĩ mỹ thuật, Katie bắt đầu nghiên cứu các triệu chứng của chính mình bằng cách lên mạng tìm kiếm thông tin và cô kết luận rằng mình có thể đã mắc phải chứng tự kỷ. Với tài năng hội họa thiên bẩm, Katie Miller đã trở thành một họa sĩ được yêu mến đặc biệt.Họa sĩ Katie Miller là một trong số bao người tự kỷ nhưng có khả năng siêu phàm, qua đó chúng ta thấy được nhiều người bị tự kỷ nhưng họ không phải là người bỏ đi, biết cách giáo dục, biết định hướng thì họ có thể trở thành thiên tài mà ngay cả những người bệnh tật cũng không thể có được. Vì vậy chúng ta cần nhận thức đúng đắn về chứng tự kỷ.
Bệnh tự kỷ không có cách chữa đặc hiệu mà chỉ có thể can thiệp trên cơ sở cải thiện những rối loạn, đồng thời giúp trẻ phát huy tối đa khả năng giao tiếp, hòa nhập xã hội để sống có ích. Tạo điều kiện cho các bé đào sâu hơn về lĩnh vực có năng khiếu đặc biệt.
Tự kỷ là căn bệnh rắc rối của não bộ, điều trị không dùng thuốc mà chỉ có những phương pháp trị liệu. Quan trọng nhất là sự tích cực, tận tụy, bền bỉ và năng động của gia đình, môi trường xung quanh.