Thuốc lá - thuốc lào, thuốc nào độc hơn?

Theo Kiến Thức |

Hiện có nhiều tranh luận trái chiều xoay quanh câu hỏi: Hút thuốc lào độc hơn hay thuốc lá độc hơn?

Hiện có nhiều tranh luận trái chiều xoay quanh câu hỏi: Hút thuốc lào độc hơn hay thuốc lá độc hơn? Chất độc trong thuốc lào, thuốc lá có gì khác nhau? Có cách nào để cai hai loại thuốc này nhanh nhất?

Lê Đinh Qúy Toản – 21 tuổi. (Gia Cẩm – Việt Trì – Phú Thọ)

Trả lời:

Thuốc lào hay thuốc lá độc hơn

Trước hết xin khẳng định với bạn, dù hút thuốc lào hay thuốc lá thì đều có hại cho sức khỏe của chính bản thân và những người xung quanh. Cả hai loại thuốc này đều dẫn đến khả năng ung thư phổi, ung thư vòm họng, nhồi máu cơ tim….

Đối với thuốc lào:

Thuốc lào có tên khoa học là Nicotiana rustica, là một loại thực vật thuộc chi thuốc lá. Loại cây này có hàm lượng nicotin rất cao.

Về tác hại của thuốc lào cũng tương tự như thuốc lá, ngoài việc tạo mùi ô nhiễm, mất vệ sinh, nó còn gây nghiện, tạo cảm giác chán ăn và khói thuốc lào là tác nhân gây ra các bệnh đường hô hấp, kể cả ung thư cho cả người hút chủ động và thụ động.

Ngoài ra, trong cây thuốc lào cũng có các chất độc, chủ yếu là nicotin, hàm lượng thay đổi từ 2 – 10% có thể tới 16%. Khi thuốc lào đốt cháy sẽ tạo ra 56 loại chất độc khác nhau, trong số đó nguy hiểm nhất là chất benzopyren. Trong khói thuốc có nhiều chất poloni – 20 phóng xạ ra hạt alpha.

Ảnh minh họa.

Đối với thuốc lá:

Thuốc lá có tên khoa học là Nicotiana tacacum., họ Cà – Solanaceae. Thuốc lá là nguy cơ lớn nhất đối với sức khỏe con người và là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong sớm trên toàn thế giới.

Thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh khác nhau cho người hút thuốc trong đó có nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch, hô hấp và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Thuốc lá cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh không truyền nhiễm. Tính chung trên thế giới thuốc lá gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi…

Theo ThS. Phạm Hoàng Anh, GĐ văn phòng HealthBridge Canada tại VN cho hay, phát hiện mới nhất của các nhà khoa học Mỹ vừa công bố mới đây cho thấy có tới 7.000 chất độc hại chứa trong khói thuốc lá, trong đó có 70 chất là tác nhân gây ưng thư.

Các chất kịch độc có trong khói thuốc lá bao gồm: Axton (chất tẩy thuốc đánh móng tay); Amoniac (chất tẩy rửa sàn nhà và bồn vệ sinh); DDT/Dieldrin (thuốc trừ sâu); Phóoc môn, CO (khí thải ôtô); Toluene (dung môi công nghiệp); Asen (chất độc); Butan (ga máy lửa); Methanol… Khi hút tất cả các chất này vào cơ thể nó sẽ tấn công các mô sống ngay lập tức.

Như vậy có thể khẳng định rằng, cả thuốc lào và thuốc lá đều là những “sát thủ” giết người không cần dao vì nó chứa rất nhiều độc tố. Còn để khẳng định thuốc nào độc hơn thuốc nào, thì hoàn toàn phụ thuộc vào nhóm đối tượng dùng nhiều hay dùng ít.

Ảnh minh họa.

Cách cai nghiện thuốc lá, thuốc lào nhanh nhất

Đối với cả thuốc lá và thuốc lào khi bạn đã nghiện đều rất khó bỏ, nhưng khó không có nghĩa là không thể. Khi bạn đang có ý định bỏ thuốc trước hết bạn cần phải:

Quyết định dừng hút thuốc: Muốn dừng được hút thuốc, bạn hãy tự đả thông tư tưởng cho mình và trả lời được câu hỏi tại sao mình lại phải bỏ thuốc lá? Vì: Sức khoẻ của chính bạn, vì mọi người, hơi thở khó chịu, bớt đi một khoản chi …

Lên kế hoạch bỏ thuốc: Từ bỏ hút thuốc dường như là một khó khăn lớn nhất với đa số những người đã quen với nó. Bạn hãy cố gắng làm theo những phương pháp sau:

Bước 1: Xác định tư tưởng

Bước 2: Ký giao kèo

Bước 3: Từ bỏ những thứ có liên quan tới thuốc lá

Bước 4: Hãy đền bù cho sự thèm muốn của mình bằng cách ăn rau xanh, keo kao su, kẹo mút …

Bước 5: Thay đổi thói quen hàng ngày. Trước kia, bạn thường hút thuốc khi đi ăn sáng và uống cà phê, giờ thay vào đó hãy uống nước cam hay ngũ cốc.

Bước 6: Hãy giữ khoảng cách với những điểm có thuốc lá, thuốc lào như: Bến xe, quán nước vỉa hè, nơi tụ tập đông người …

Bước 7: Nhờ sự giúp đỡ của thuốc hỗ trợ để quên đi chất nitcotin trong thuốc lá, thuốc lào.

Bước 8: Bản thân phải quyết tâm và kiên trì

Bước 9: Hãy trở thành một người căm ghét thuốc

Bước 10: Tập luyện thể thao điều độ. Tập thể dục trong một thời gian dài sẽ giúp cho phổi được hoạt động đủ để làm quên đi những thôi thúc. Bạn sẽ có một tâm lý tốt hơn, điều này rất có lợi cho việc từ bỏ thuốc lá.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại