Rùng rợn khi giun, sán "tấn công" con người

havan |

Chính thói quen ăn đồ gỏi, đồ tái của người dân là con đường đưa giun sán vào cơ thể người.

Nghĩ rằng những món ngon đồng quê sạch sẽ không bệnh tật, nhiều người chủ quan chế biến qua loa mà không nghĩ rằng đó là nơi cư trú của bao mần bệnh, vi khuẩn. Dù không có hóa chất khi nuôi nhưng bất kể một loại động vật nào cũng có những đặc tính riêng và sống kèm theo côn trùng, vi khuẩn dù có được nuôi dưỡng sạch sẽ như thế nào.

Cũng do chủ quan mà ông Trần Văn Minh, ngụ tại quận Gò Vấp, TP.HCM đã khiến mặt mình bị biến dạng vì ăn ếch đông lạnh xào lăn.

Khi tới khám chuyên khoa Bệnh nhiệt đới, bác sĩ chẩn ra bệnh nhân bị khối áp xe, gây viêm mô do nhiễm loại giun có tên khoa học là Gnathosma spinigerum (kích thước dài 2 mm, đầu có 6 hàng gai nhọn). Loại giun này sống trong các loài thủy sản như cá lóc, ếch, lươn đồng, rắn.

rung-ron-khi-giun-san-tan-cong-con-nguoi

Chân bệnh nhân bị sưng to do có khối giun gây áp xe di chuyển.

Ông Minh bị nhiễm giun Gnathosma spinigerum vì trước đó mua thịt ếch đồng để tủ lạnh, xào lăn ăn dần. Thịt ếch để đông đá, xào lăn chỉ chín được lớp ngoài, bên trong vẫn còn đỏ. Chính vì vậy trứng, nang của giun Gnathosma spinigerum còn sống, thâm nhập vào cơ thể gây áp xe.

Trường hợp của ông Minh vẫn là nhẹ, nhiều bệnh nhân còn tàn phế, tử vong cũng chỉ vì ăn tiết canh, gỏi, nem chua... Một bát tiết canh là một ổ bệnh với trên dưới 10 loại vi khuẩn gây hại cho con người có trong máu động vật. Chưa kể, động vật giết thịt bị nhiễm bệnh thì con số này sẽ tăng gấp bội. Người ăn có thể nhiễm ấu trùng giun xoắn nếu trong tiết canh có chứa ấu trùng giun.

Ăn phải tiết canh của lợn nhiễm dịch tai xanh thì hai bệnh lý hay gặp nhất là viêm màng não mủ và nhiễm khuẩn huyết. Bệnh màng não mủ là bệnh lý nặng, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng điếc tai cho người bệnh.

rung-ron-khi-giun-san-tan-cong-con-nguoi

Một bệnh nhân hoại tử chân tay do nhiễm liên cầu lợn

Nhiễm trùng máu là bệnh lý cực kì trầm trọng, có thể tử vong nhanh chóng. Nhiều bệnh nhân cấp tính, diễn biến thành sốc, suy sụp đa phủ tạng, hoại tử trên da, tại các đầu chi. Nếu được chữa khỏi thì vẫn còn nhiều bệnh nhân vẫn bị hoại tử chân tay, phải cắt cụt ngón chân, tay trở thành người tàn phế.

Lời kết:

Những người có thói quen ăn tiết canh, nem thính... mà có biểu hiện đau đầu, giảm trí nhớ, động kinh, liệt nửa người hoặc có u dưới da thì nên đi khám chuyên khoa (chụp cộng hưởng từ) để phát hiện sớm bệnh ấu trùng sán lợn.

Bên cạnh đó bạn phải tự ý thức trong vấn đề ăn uống, phải ăn chín uống sôi, không ăn tiết canh, đồ gỏi... Tự bảo vệ mình là liều thuốc tốt nhất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại