Rau quả cho người đau dạ dày

BB |

(Soha.vn) - Dưới đây là một số loại rau quả có tác dụng chữa đau dạ dày hoặc ngăn ngừa sự phát triển của bệnh mà bạn có thể tham khảo.

Nước ép ắp cải

Năm 1948, các nhà khoa học đã phát hiện trong cải bắp có một chất chống loét gọi là vitamin U, giúp chữa loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày – ruột, viêm đại tràng. Do vitamin U bị huỷ ở nhiệt độ cao, nên dùng nước ép cải bắp tươi để đạt hiệu quả cao nhất.

 

Một ký lá cải bắp tươi sẽ cho 500 – 700ml nước ép, nếu giã tươi lấy nước cốt thì được 350 – 500ml. Dùng nước ép hoặc nước cốt cải bắp uống trong ngày với liều 1.000ml, chia làm 4 - 5 lần (có thể pha thêm đường hay muối, dùng nóng hay lạnh). Điều trị liền trong vòng 2 tháng, sẽ có kết quả rõ rệt đối với bệnh nhân có ổ loét chưa quá sâu.

Nộm cà, tỏi

Cà tím 1 quả, tỏi, xì dầu, giấm vừa đủ. Cà rửa sạch, bỏ cuống, thái nhỏ, chần qua nước sôi. Tỏi đập dập băm nhỏ, cho vào bát cà, tra xì dầu, giấm trộn đều. Cà có giá trị chữa bệnh rất cao, có thể làm cho dạ dày và ruột bớt nhiệt, chữa viêm dạ dày, ruột có hiệu quả.

Ngoài ra, cà tím, rau hẹ, củ cải trắng, đậu que, khoai tây, rau cải thìa... cũng là những loại rau  củ rất tốt cho người đau dạ dày.

Cà tím

Cà tím là loại quả rất giàu dinh dưỡng, trong thành phần của cà tím có 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipid. Các khoáng chất (tính theo mg/100g) gồm: kali 220, phốt pho 15, magiê 12, calcium 10, lưu huỳnh 15, clor 15, sắt 0,5, mangan 0,2, kẽm 0,2, đồng 0,1, iod 0,002. Các vitatmin B1, B12, PP rất ít, nhiều chất nhầy. Vì lượng chất nhầy này mà cà tím còn có tác dụng hỗ trợ rất điều trị bệnh dạ dày. 

Cà tím chữa viêm dạ dày

Trong cà tím còn chứa nightshade soda, một chất có tác dụng chống ung thư theo các chuyên gia Nhật Bản thì trong nước ép cà tím có nhiều hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư dạ dày.

Chuối

Chuối là loại quả giúp tăng cường năng lượng cho các vận động viên marathon vì chúng dễ tiêu hóa và thường không gây khó chịu trong dạ dày. Được biết đến với chức năng cải thiện các vấn đề về dạ dày, vì trong chuối chứa pectin – một hoạt chất giúp hệ tiêu hóa cân bằng và ổn định.

 

Tuy nhiên nếu ăn chuối tiêu xanh, lúc bụng đói có thể gây cồn cào đầy bụng, khó tiêu, nhất là ở người đã có bệnh viêm dạ dày tá tràng. Vì thế bạn có thể chuyển sang ăn các loại chuối như chuối già, chuối cau…, chọn chuối chín vừa và chỉ nên ăn chuối khi no. Chuối có tác dụng bảo vệ dạ dày do có tác dụng trung hòa axit dạ dày.

Đu đủ

Thêm một loại trái cây nhiệt đới khác được liệt kê vào danh sách thân thiện với dạ dày là đu đủ. Ăn đu đủ chín thường xuyên có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu hoặc điều trị táo bón hiệu quả. Enzyme papain và chymopapain trong đu đủ giúp tiêu thụ nhanh protein, xoa dịu dạ dày bằng cách thúc đẩy sản sinh các acidic lành mạnh.

Trái cây và rau quả rất tốt cho sức khỏe con người, tuy nhiên với bệnh nhân dạ dày cần tránh một số loại thực phẩm. Ví dụ như dưa chuột, dưa hấu là những loại hoa quả có tính hàn, người đau dạ dày phần lớn là do tỳ vị hư hàn, nếu ăn vào gây đầy bụng, tiêu chảy. Quả dứa có nhiều a-xít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày.

TH

Chảy máu dạ dày vì rượu tắc kè

Tắc kè chỉ là vị thuốc chứ không phải là bài thuốc, khi dùng phải bổ sung tùy theo chứng bệnh của bệnh nhân.

Đau dạ dày có được uống vitamin C không?

Nhiều người đau dạ dày do viêm, loét thường được khuyên không nên ăn chua để tránh tăng acid dịch vị gây ra các cơn đau do kích thích các ổ viêm loét.

Ăn chung mâm dễ lây bệnh dạ dày

Xét nghiệm thường cho kết quả cả gia đình đều nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP).

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại