Người bị huyết áp cao
Dịp Tết, mọi người đều đi thăm, chúc Tết họ hàng, không khí thường vui vẻ và ồn ào, dẫn đến nhịp tim tăng nhanh, tăng tốc độ lưu thông máu, khiến huyết áp tăng. Như vậy dễ gây ra nguy cơ phát tác các bệnh tim mạch.
Ngoài ra, uống rượu làm cho tim đập nhanh,mạch máu co lại, huyết áp tăng và làm cho muối canxi đọng lại ở thành mạch, gây xơ cứng động mạch. Uống rượu lâu ngày càng dễ dẫn đến xơ cứng động mạch và huyết áp tăng cao.
Vì vậy, người bị cao huyết áp nên tránh uống rượu. Đông thời, huyết áp cao nên tránh uống trà đặc vì trong trà đặc chứa nhiều chất kiềm, có thể làm cho đại não hưng phấn,tinh thần bất an, mất ngủ, tim đập loạn nhịp và huyết áp tăng cao. Trái lại, uống chè xanh lại có lợi cho việc điều trị bệnh cao huyết áp.
Người bệnh gan
Uống rượu trong các bữa tiệc, các buổi liên hoan đã trở thành thói quen của người Việt Nam trong dịp Tết. Nếu uống rượu đúng liều lượng, đúng cách sẽ có lợi cho sức khoẻ, ăn ngon miệng và tạo sự thăng hoa cho người uống. Ngược lại sẽ gây ra rất nhiều hệ luỵ trước mắt và lâu dài.
Ông Nguyễn Hồng Hà, chuyên gia về gan cho biết trong những năm gần đây, số bệnh nhân phải nhập viện để điều trị bệnh về gan do uống rượu nhiều có xu hướng tăng lên. Khoảng ¼ số bệnh nhân nằm ở khoa Tiêu hoá là để điều trị bệnh xơ gan, khoảng ½ trong số đó là do rượu.
Người mắc bệnh gan uống rượu sẽ trực tiếp làm tổn hại đến tế bào gan, thậm chí có thể làm các tế bào gan bị biến tính hoặc hoại tử. Từ đó sẽ khiến bệnh tình càng nặng thêm.
Người bị tiểu đường
Các loại bánh kẹo trong ngày Tết như các loại mứt, bánh , kẹo… là những món đồ ngọt hấp dẫn trong dịp Tết. Tuy nhiên, chúng chứa rất nhiều carbohydrate. Bạn hãy nghĩa, khi bạn đi chúc Tết rất nhiều gia đình và đến mỗi gia đình, bạn lại ăn một vài miếng bánh.
Như thế, lượng đường trong máu sẽ rất dễ tăng vọt nhanh chóng trong ngày. Tất cả các loại carbohydrate, dù tinh bột hay đường, đều ảnh hưởng tới lượng đường trong máu của bạn. Bởi vậy, bạn nên kiểm soát chặt chẽ lượng carbohydrate hấp thụ trong ngày.
Nếu sử dụng nhiều các loại carbohydrate đã qua tinh chế (như đường), lượng glucose được giải phóng vào đường máu càng nhanh hơn. Điều này sẽ làm lượng đường trong máu tăng đột biến.
Người bị bệnh túi mật
Dịp lễ Tết thực phẩm thường nhiều chất béo, những người bị bệnh túi mật nếu ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu, sẽ tạo thêm gánh nặng cho túi mật, gây nguy cơ bị viêm nang túi mật.
Do đó, nên kiêng kị các thực phẩm có dầu mỡ. Người bị bệnh tiêu hóa Ngày Tết, nhiều người thường có thói quen thức muộn, làm cơ thể mỏi mệt, sức đề kháng kém, dễ bị bệnh nhiễm khuẩn. Những người mắc bệnh dạ dày nếu thức cùng gia đình, hay thức cả đêm xem ti vi sẽ khiến cơ thể bị mệt mỏi, giấc ngủ không đủ. Từ đó sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát tác, thậm chí trầm trọng hơn.
Người bị bệnh tim mạch
Tết là dịp để mọi người cùng nhau quây quần kèm theo là những buổi tiệc liên miên. Nếu bạn có sức khỏe tốt thì có thể tha hồ thưởng thức bất cứ món ăn nào nhưng người bị bệnh tim mạch sẽ ăn gì vào dịp Tết khi đâu đâu cũng toàn là thức ăn có nhiều chất béo nhưng lại ít chất xơ?
Lo lắng quá nhiều cho dịp lễ Tết hay vui chơi quá độ cũng sẽ khiến nhịp tăng tăng nhanh, tăng gánh nặng cho quả tim, làm tăng huyết áp. Từ đó dẫn đến các nguy cơ bị trúng gió nặng, đau tim…
Người bị bệnh hô hấp
Viêm đường hô hấp có thể gặp ở bất kỳ trẻ em hay người lớn ở nhiều độ tuổi khác nhau. Chính vì thế, việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và những thành viên trong gia đình là rất quan trọng.
Dịp Tết nhiệt độ tương đối thấp, những người bị bệnh phế quản hay phổi mãn tính…cần chú ý giữ ấm, không để bị lạnh, tránh không cho bệnh cũ tái phát.