Ngoài ra, tránh uống cà phê, ăn đường, sô-cô-la hoặc uống quá nhiều rượu trước khi đi ngủ. Chúng có thể làm cho đường ruột của bạn khó chịu cũng như khiến bạn không có giấc ngủ sâu vì còn bận tiêu hóa những đồ ăn đó.
2. Môi trường ngủ: Môi trường ngủ của bạn cần thông thoáng và gần với tự nhiên. Chất lượng không khí bạn hít thở trong giấc ngủ là quan trọng nhất nhưng không phải ai cũng nhận ra. Tình trạng chất lượng không khí không tốt có thể dẫn đến nhức đầu, nghẹt mũi...
Mở một chút cửa sẽ có tác dụng trao đổi chất để cho phép khí carbon dioxide độc hại bay ra ngoài và nhận khí oxy vào phòng. Nhiệt độ phòng cũng rất quan trọng, phải làm sao để không quá nóng hoặc quá lạnh. Ngoài ra, đầu tư vào một chăn nệm và gối phù hợp nhu cầu thoải mái của bạn là việc nên làm.
3. Ngủ sớm: Nếu bạn muốn dậy sớm, bạn phải đi ngủ sớm. Dậy sớm sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn trong các công việc buổi sáng cũng như thực hiện tốt hơn những công việc cần thiết phải làm trong ngày.
4. Thở sâu: Hãy “giải phóng” tất cả tâm trí của bạn trước khi vào giấc ngủ. Thực hành một số kỹ thuật hít thở sâu và nếu có thể hãy dành một vài phút để thiền, giấc ngủ của bạn sẽ đạt hiệu quả tối đa.
5. Đi vệ sinh: Thận của bạn tiếp tục làm việc khi bạn đang ngủ và buổi sáng bàng quang của bạn sẽ đầy. Vì vậy, điều quan trọng là đi vệ sinh trước khi đi ngủ ngay cả khi bạn cảm thấy không có nhu cầu.
6. Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ thời gian còn tùy thuộc vào cơ thể mỗi người, trung bình thì là từ 6-8 giờ . Chú ý sự khác biệt giữa 6-8 giờ của giấc ngủ và giấc ngủ ảnh hưởng thế nào đến bạn. Hãy hiểu cơ thể mình cần ngủ bao nhiêu là đủ.
7. Tránh dùng thuốc ngủ: Thật không may, có nhiều người dùng thuốc ngủ và các loại thuốc khác để giải quyết các vấn đề giấc ngủ của mình. Nhưng cách này không trị tận gốc nguyên nhân mất ngủ của bạn. Nếu muốn dùng thuốc, cần dùng theo chỉ định của bác sĩ.
8. Đặt báo thức ở bên ngoài giường: Bạn không nên đặt báo thức bên cạnh giường ngủ. Điều này sẽ ngăn chặn việc bạn chỉ cần nhấn nút báo thức và tiếp tục chìm vào giấc ngủ của mình.
9. Dậy ngay lập tức: Nếu có tiếng chuông báo thức hoặc khi tỉnh dậy, bạn nên dậy luôn lúc đó. Việc này giúp bạn tỉnh táo hơn là lại cố gắng “ru” mình ngủ tiếp. Vì nếu có ngủ tiếp, cơ thể bạn có thể không bao giờ hoàn toàn ngủ vì cơ thể cứ chờ để dự đoán những âm thanh báo động tiếp theo. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn.
10. Tỉnh dậy với một nụ cười: Ngay sau khi bạn thức dậy, hãy nở một nụ cười. Có nhiều cơ hội và điều tốt lành đang chờ bạn. Hãy mở trái tim để đón nhận chúng.
11. Để ánh sáng mặt trời chiếu vào phòng: Mở rèm cửa để cho ánh sáng mặt trời chiếu vào phòng là một cách tuyệt vời để làm cho bạn cảm thấy tỉnh táo hơn. Tâm trí của bạn sẽ phản ứng với ánh sáng và giúp bạn nhanh chóng tỉnh táo.
12. Uống một ly nước: Cơ thể bạn mất chất lỏng qua đêm nên có thể làm cho bạn cảm thấy một chút mệt mỏi khi thức dậy. Uống một ly nước khi dạ dày trống rỗng sẽ kích thích quá trình trao đổi chất và như vậy bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn.
13. Tập thể dục: Khi bạn đang còn lơ mơ vào buổi sáng thì hãy thực hiện một vài thao tác thể dục. Cơ thể tiết ra chất endorphins làm cho bạn cảm thấy tốt hơn. Bạn càng thực hiện nhiều năng lượng hơn bạn càng khỏe mạnh hơn.
14. Ăn một bữa sáng đầy năng lượng: Bỏ qua bữa ăn đầu tiên trong ngày sẽ ảnh hưởng đến mức độ năng lượng của bạn. Bạn cần ăn bữa ăn sáng để có được quá trình trao đổi chất và năng lượng cho cơ thể của bạn. Một bữa ăn sáng đầy đủ và khỏe mạnh sẽ làm cho bạn tràn đầy sinh lực trong suốt cả ngày.
15. Thức dậy cùng một giờ: Hàng ngày, bạn nên thức dậy và ra khỏi giường cùng một giờ, ngay cả vào cuối tuần. Nếu bạn thay đổi thời gian hàng ngày, bạn sẽ kích thích đồng hồ sinh học của cơ thể và thấy nó cực kỳ khó khăn để ra khỏi giường.
16. Ngủ một chút buổi trưa: Lý do chính tại sao mọi người thấy nó vô cùng khó khăn để thức dậy với tâm trạng vui vẻ và sảng khoái là bởi họ không được ngủ đủ giấc trong ngày. Hãy ngủ một chút từ 20-30 phút vào buổi trưa, nó giúp làm giảm căng thẳng và bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn.
Theo H.N
aFamily/Health