Vì thế, nhiều người bệnh đã phải tự mày mò cách để “sống chung với lũ”.
Thà… cắt hết “phần dưới” cho xong
Những người phụ nữ như Dearmon, Austin, Lauren và Emily lại phải vật lộn với những đợt “lên đỉnh” diễn ra 24/7, 365 ngày một năm. Họ gọi đó là cuộc chiến với “quái vật” mà ở đó con quái thú luôn dành phần thắng.
Dearmon đã vái tứ phương, tìm gặp đủ các bác sĩ, từ bác sĩ sản phụ, tâm lý tới tâm thần nhưng khi ấy, không ai có thể cho cô một câu trả lời thỏa đáng, cũng không ai có thể giúp cô giảm bớt sự hành hạ của những đợt cực khoái, bởi hiểu biết của họ về PGAD còn quá ít.
Ảnh minh họa.
Chính điều này đã dẫn tới nhiều chuyện khôi hài khi Dearmon đi khám. Có chuyên gia cho rằng cô nên tìm cho mình một thú vui để quên đi cảm giác bị kích thích, có người lại khuyên cô thử trở thành… một người đồng tính nữ.
Những đợt cực khoái của Dearmon diễn ra liên tiếp, suốt 24 tiếng một ngày. Cô chỉ tìm được một cách duy nhất để kiềm chế “cảm giác sung sướng” không mong muốn, đó là “tự sướng”.
“Tôi “tự sướng” vào buổi sáng, trưa và cả tối. Tôi thậm chí vừa “tự sướng” vừa khóc. Bạn biết đấy, không ai muốn phải làm chuyện này cả ngày dài” – Dearmon thổn thức.
Cô thậm chí từng nghĩ tới chuyện làm phẫu thuật để “cắt hết mọi thứ ở “phía dưới” đi”.
“Tôi thà không bao giờ có cảm giác “sung sướng” trong suốt phần còn lại của cuộc đời mình, thay vì phải chịu đựng cảm giác này” – Dearmon nói.
Điếng người vì cho nước đá vào… “áo mưa”
Tiến sĩ Irwin Goldstein, chuyên khoa phẫu thuật tại Đại học California ở San Diego (Mỹ) cho biết trong số những bệnh nhân PGAD ông từng tiếp nhận, có người đã tìm cách kiềm chế các đợt cực khoái bằng cách cho nước đá vào bao cao su rồi đặt vào bộ phận sinh dục ngoài để có thể cầm cự được trong ngày.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, không phải ai cũng chịu được cảm giác lạnh của nước đá. Dearmon cũng từng thử và cố chịu đựng nhưng không có tác dụng. PGAD vẫn tìm được cách để len lỏi và phá hủy cuộc sống của họ.
Ngoài ra, lại có người tìm tới cách an toàn hơn là máy rung vùng kín, tuy nhiên, sau khi thử sử dụng, Lauren cho biết cách này cũng chỉ có hiệu quả tạm thời.
“Nó đúng là có hiệu quả nhưng ngay khi bạn ngừng lại, những đợt kích thích lại bắt đầu” – Lauren chia sẻ.
“Thần dược” nào tiêu diệt “quái vật”?
Một số phụ nữ đã tuyệt vọng tới mức họ tìm cách tiêu diệt PGAD bằng liệu pháp sốc điện nhưng cho tới nay, phương pháp này vẫn không mang lại kết quả nhất quán, ổn định.
Có điều, theo Tiến sĩ Goldstein, phương pháp này không hẳn là không có tác dụng. Ít nhất là nó đã có tác dụng với một bệnh nhân của ông. Goldstein cho rằng liệu pháp sốc điện giúp điều chỉnh lại hoạt động của não bộ.
Ảnh minh họa.
Bên cạnh đó, ông cũng tiến hành thử nghiệm một loại thuốc có khả năng tác động vào hàm lượng dopamine trong não bộ. Tới nay, thuốc đã đạt được một số thành công nhất định, tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn được tiến hành để xác định chính xác hiệu quả của nó.
Hiện tại, các bác sĩ điều trị thường kê đơn cho bệnh nhân mắc PGAD thuốc chống trầm cảm và khuyến cáo họ sử dụng liệu pháp tâm lý và vật lý trị liệu. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Barry Komisaruk tại Đại học Rutgers (Mỹ), chưa có phương pháp nào đáng tin cậy.
Nếu các u nang Tarlov là nguyên nhân dẫn tới PGAD ở phụ nữ thì phẫu thuật cắt bỏ chúng có thể là biện pháp điều trị triệt để.
Dearmon cuối cùng cũng thử dùng thuốc chống trầm cảm để chế ngự những đợt cực khoái. Thuốc không có tác dụng với tất cả các bệnh nhân, cũng không giải thoát Dearmon hoàn toàn khỏi con “quái vật” PGAD nhưng các triệu chứng của cô cũng đã thuyên giảm, giúp cô dễ kiểm soát tình hình hơn.
Tuy nhiên, PGAD vẫn luôn thường trực và chỉ chờ cơ hội hủy hoại cuộc sống và hôn nhân của Dearmon. Bất cứ ham muốn hay hưng phấn tình dục nào cũng khiến các triệu chứng của bệnh trỗi dậy mạnh mẽ. Bởi thế, nhiều khi cô và chồng đành phải cắn răng kiêng “yêu”.
“Tôi nói với anh ấy tôi có vấn đề. Không phải anh ấy không khiến tôi thỏa mãn, vấn đề là có một điều gì đó trong cơ thể mình mà tôi không kiểm soát nổi. Chúng tôi chỉ có thể “gần gũi” tại một số thời điểm nhất định. Vì thế, tôi và chồng cũng không thể trao nhau nụ hôn thường xuyên, chúng tôi cần phải dè chừng chuyện ấy. Đó cũng là một phần để tiết chế căn bệnh” – Dearmon ngậm ngùi nói.
Để tìm ra “thần dược” có thể tiêu diệt con “quái vật” PGAD, có lẽ những người người bệnh như Dearmon vẫn sẽ phải chờ đợi một quãng thời gian dài hơn nữa, cho tới khi nguyên nhân của căn bệnh được làm sáng tỏ. Còn hiện tại, mỗi sáng thức giấc, cuộc chiến của họ với “quái vật” sẽ lại bắt đầu, 24/7, 365 ngày một năm.