Nhóm các nhà di truyền học Nhật Bản do một nhà khoa học Nga là Konstantin Agladze đứng đầu lần đầu tiên đã nuôi cấy được một trái tim người sống từ tế bào gốc. Công trình được tiến hành trong một phòng thí nghiệm của Trường Đại học Kyoto.
Theo các chuyên gia, kết quả này có thể làm thay đổi về cơ bản những quan điểm không chỉ về cấy ghép, mà còn về ngành công nghiệp dược phẩm.
Nhóm nghiên cứu cho biết tế bào gốc lấy từ bào thai ở giai đoạn phát triển ban đầu là nguồn cung cấp các vật liệu di truyền. Từ các tế bào gốc phát triển thành các cơ quan trong cơ thể. Theo các nhà di truyền học, mục tiêu chính của nghiên cứu là để xác định các điều kiện hình thành bất cứ mô nào.
Nhóm các nhà khoa học tại trường Đại học Kyoto do Giáo sư Agladze đứng đầu.
Tại phòng thí nghiệm của Trường ĐH Kyoto, các nhà khoa học đã tìm ra được một loại hoá chất kích hoạt cơ chế chuyển hoá. Trong số 100 tế bào nguyên sinh cảm ứng thì 80 đã trở thành tế bào tim. Họ cũng tìm được nhiệt độ tối ưu để bảo quản các tế bào là khoảng - 37 độ C.
Ông Konstantin Agladze cho biết: "Mô cấu trúc của tim mà chúng tôi tạo ra có hai ưu điểm cơ bản. Thứ nhất, chúng tôi có thể kiểm tra dễ dàng tác dụng của các chất khác nhau. Thứ hai, chúng tôi có thể sử dụng các tấm lưới sợi nano của những tế bào này để cấy ghép vào một trái tim bị hư hại”.
Để chứng tỏ rằng những tế bào tim thực sự sống, người ta đặt nó dưới kinh hiển vi điện tử có độ phóng đại vài triệu lần người ta thấy rất rõ các mô co lại và giãn ra (50-70 nhịp trong một phút) và cơ tim làm việc mà không cần kích thích từ bên ngoài.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn nghiên cứu ảnh hưởng của các chất khác nhau đến các tế bào tim, dùng lưới sợi nano cấy vào tim của một số người bị bệnh nặng ít khả năng sống sót để theo dõi.
Cũng cần nói thêm rằng, nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học này không chỉ giới hạn ở tim mà còn ở các cơ quan khác trong cơ thể, trước hết là thận.