Lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tính chất dược học. Cứ 100 gr lá trầu không thì có đến 85.4% độ ẩm, 3.1% protein, 0.8% chất béo, 2.3% muối khoáng, 2.3% chất xơ và 6.1% carbohydrate. Hàm lượng khoáng chất và vitamin chủ yếu trong lá trầu là canxi, caroten, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C. Riêng giá trị calo lên tới 44.
Cùng tìm hiểu tác dụng của lá trầu không:
Trị nấm vùng kín
Rửa sạch lá trầu không còn tươi, rồi vò ra cho vào một cái bát có nắp đậy hoặc ấm hãm trà cũng được, cho thêm một ít muối vào cùng. Tiếp đó cho nước sôi vào, càng nóng càng tốt. Để chừng 15-30 phút rót ra chậu sạch sẽ chuyên dùng để vệ sinh. Nếu nước trầu không mà nguội rồi thì cho thêm ít nước nóng vào cho ấm. Lấy nước đó để vệ sinh vùng kín.
Có thể dùng nước trầu không vệ sinh vùng kín 2 lần/ngày khi đang bị nấm ngứa.
Hỗ trợ điều trị bệnh về phổi
Khi bị bệnh phổi ngoài điều trị thuốc nếu thấy ho và khó thở thì lấy lá trầu tẩm dầu mù tạt hơ ấm đặt lên ngực day nhẹ sẽ dễ chịu, đỡ ho.
Chống viêm nhiễm, rửa vết thương
Vắt nước cốt lá trầu rửa vết thương rồi dùng lá trầu sạch phủ lên, băng lại sau 2 ngày vết thương sẽ kín miệng.
Trị bỏng nước sôi
Lấy lá trầu không hơ lửa nhẹ để lá mềm ra rồi phết 1 lớp dầu thầu dầu sau đó đặt nhẹ lên vết bỏng. Cứ sau vài giờ lại thay 1 lá trầu không mới. Sau vài lần, dịch trong vết bỏng sẽ tiêu hết, chỗ rộp không mọng nước, không gây mủ. Nên dùng vào ban đêm và vứt đi vào sáng sớm.
Đánh gió trị cảm cúm
Lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào dầu hỏa, chà xát mạnh hai bên cột sống, ngực, lòng bàn tay, bàn chân đến khi da đỏ ửng lên.
Xông mắt
Khi bị đau mắt đỏ (viêm kết mạc), lẹo hãy lấy 3 lá trầu không, 5-10 lá dâu vò nát, cho vào ca, đổ ngập nước sôi để xông hơi con mắt đau. Xông mỗi lần 5-10 phút, ngày 2 lần. Chú ý điều chỉnh độ nóng của nước xông nếu không sẽ bị bỏng hơi.