Chúng ta có thể thu gọn giấc ngủ?

Libero |

Chúng ta lãng phí khoảng 1/3 cuộc sống vào giấc ngủ. Điều này thật đáng ngạc nhiên và gây chột dạ.

Theo thống kê, 80% người ngủ từ 6 – 9 giờ mỗi ngày, 20% ngủ nhiều hoặc ít hơn con số đó.

Nhiều người tự hỏi liệu có thể chỉ ngủ bốn giờ một ngày như cựu thủ tướng Anh, Margaret Thatcher hay nghệ sĩ lừng danh Salvador Dali với vài giờ để ngủ trong ngày không? Và cũng rất nhiều người tự hỏi, liệu có một phương pháp nào đó huấn luyện chúng ta dành ít thời gian cho giấc ngủ, mà vẫn đảm bảo sự thông suốt của bộ não hay không?

Người ta đã đưa ra thử nghiệm về việc thay đổi lịch trình của giấc ngủ hoặc ngủ ít hơn để phục vụ những mục đích cá nhân, với hi vọng cơ thể sẽ phải làm quen với điều này. Đáng tiếc là không thể. Thiếu ngủ gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho cơ thể. Đầu tiên là giảm sự tập trung, gây bối rối, cau có. Kế đến, nó có thể gây ra các biểu hiện tương đương với trạng thái say rượu. Các ảnh hưởng về lâu dài thậm chí còn đáng lo ngại hơn. Cụ thể, là tịnh tiến gần hơn với các căn bệnh béo phì, tiểu đường, huyết áp cao và bệnh tim mạch.

Chúng ta có thể thu gọn giấc ngủ không? 1
Đôi lúc, vì những lý do bất khả kháng, chúng ta phải trói buộc chính quỹ thời gian để ngủ

Tuy nhiên, thực tế là có một số cá nhân, tất nhiên là rất hiếm hoi, quản lý được giấc ngủ của mình. Họ chỉ ngủ khoảng năm giờ một ngày mà vẫn tỉnh táo như thường. Đó là những trường hợp “Siêu biệt của giấc ngủ”.

Năm 2009, một nhóm nghiên cứu do nhà di truyền học Ying-Hui Fu tại Đại học California San Francisco phát hiện một cặp mẹ con có những giấc ngủ siêu ngắn mỗi ngày. Các xét nghiệm đã cho thấy họ mang một loại gen đột biến được gọi là hDEC2. Điều chỉnh các gen này ở chuột và ruồi, họ cũng phát hiện ra rằng chúng cũng bắt đầu ngủ ít hơn nhưng không có biểu hiện gì của sự xáo trộn cuộc sống cả. Điều này chứng tỏ giấc ngủ cũng có liên quan đến vấn đề di truyền.

Từ đó, các nhà nghiên cứu đã bắt tay vào việc xem xét về khả năng tự đào tạo bản thân để có một giấc ngủ ngắn hơn nhằm tiết kiệm thời gian, dồn cho các hoạt động khác của con người. Thử nghiệm trên lực lượng quân đội đã cho thấy, nếu ngủ sớm hơn thường lệ khoảng vài giờ để chuẩn bị cho một kế hoạch trước đó, dù bị thiếu hụt về mặt thời gian cho giấc ngủ, những người tham gia thử nghiệm cũng không cảm thấy khó chịu.

Chúng ta có thể thu gọn giấc ngủ không? 2
Thiếu ngủ có thể gây ra các biểu hiện tương đương với trạng thái say rượu

Chính nghiên cứu này đã khẳng định vai trò của nỗ lực, ý chí con người trong việc điều chỉnh thời gian ngủ của mình. Và thực tế là mỗi chúng ta nên tự cảm thấy bao nhiêu là đủ cho giấc ngủ của mình để có thể hoàn thành các kế hoạch đã đặt ra. Chính sự sắp xếp này tạo nên sự thoải mái.

Bạn sẽ không cần tới đồng hồ báo thức mà thức dậy đúng giờ nhờ phản xạ tự nhiên. Vài đêm đầu tiên, có thể bạn chưa quen với lịch trình mới mẻ này, nhưng rồi dần dần sẽ phải làm quen với nó. Bạn sẽ không cảm thấy một vấn đề gì với sức khỏe và độ tập trung của mình. Và dù ngủ ít hay ngủ nhiều, có vượt quá định mức hay không, điều mà chúng ta cần là khoảng 2/3 khoảng thời gian không ngủ có thể được sử dụng một cách hiệu quả.

Chúng ta có thể thu gọn giấc ngủ không? 3Nỗ lực, ý chí con người trong việc điều chỉnh thời gian ngủ của bản thân là rất lớn

Thực tế cho thấy hình mẫu của giấc ngủ của nhân loại không phải là Napoleon, vì người ta đã phát hiện ra rằng đằng sau phát biểu về những giấc ngủ quá ngắn ngủi của ông có quá nhiều mâu thuẫn. Lại càng không phải là cựu thủ tướng Anh, Margaret Thatcher, một người vốn nổi tiếng với khả năng siêu biệt của giấc ngủ, mà là Winston Churchill, người được xưng tụng là vĩ nhân số một của nước Anh. Winston Churchill rất ít khi rời khỏi giường. Ông làm việc trong phòng ngủ hầu hết các buổi sáng và tiếp khách cũng tại địa điểm khá riêng tư này.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại