Đó là kết quả của một nghiên cứu mới đây do các nhà khoa học thuộc Đại học Gothenburg tiến hành.
Nghiên cứu được tiến hành trên 7000 nam giới không mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và không có tiền sử đột quỵ. Sau đó các nhà nghiên cứu theo dõi dữ liệu sức khỏe để xem liệu họ có hoặc không mắc bệnh tiểu đường trong tương lai hay không.
Khi bắt đầu nghiên cứu, gần 15,5% số nam giới này được thấy là bị quá căng thẳng trong công việc hoặc ở nhà. Sau 35 năm, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy những người bị căng thẳng kéo dài tăng 45% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 so với những người không hoặc chỉ thỉnh thoảng mới bị căng thẳng.
Nguy cơ này vẫn giữ ở mức cao ngay cả khi các nhà nghiên cứu tính đến một số yếu tố khác như huyết áp, tuổi, mức độ luyện tập thể dục.
Theo dữ liệu mới đây của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ thì dự báo đến năm 2050 cứ 3 người thì sẽ có 1 người mắc loại rối loạn chuyển hóa này.