Dùng nứa "thần" và lá trầu, quả cau cứu giúp người bị rắn cắn thoát chết
Đó là tài nghệ chữa rắn cắn của ông Bùi Hồng Thái (Kim Tân, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa). Mỗi lá trầu, ông chia thành 3 miếng, dù lớn nhỏ đều phải tách theo đường gân của lá trầu, còn quả cau phải bổ thành 9 miếng, rồi chia thành 3 phần.
“Mỗi phần phải để 3 miếng cau, 3 miếng trầu của một lá rồi mới lấy vôi phết vào 3 phần và gói lại. Sau đó, thổi đều đều 9 lần, khi thổi phải nín hơi dài khoảng 1-2 phút. Nếu bệnh nhân bị rắn cắn ở chân thì phải thổi “đón” từ đầu xuống, đó là nguyên tắc bất di bất dịch” - ông Thái bật mí.
Ông Bùi Hồng Thái kể về cách chữa trị rắn cắn bằng ống nứa và 3 lá trầu, cau.
Theo ông Thái thì 3 lần thổi đầu tiên phải dài hơi. Sau đó, loại bỏ phần trầu đã thổi, nghỉ khoảng vài ba phút ông mới làm tiếp, tổng cộng có 81 lần thổi với 27 hơi. Kết thúc quá trình chữa trị, người bệnh sẽ tự trở lại trạng thái bình thường, các nọc độc dần biến mất.
Nghe thì có vẻ lạ và nhiều người còn nghĩ như vậy thì làm gì có kết quả, nhưng thực tế ông Thái đã chữa khỏi cho rất nhiều người.
Một trong số những nạn nhân được ông cứu chữa là anh Nguyễn Văn Tấn (40 tuổi, trú tại thôn La Thạch, xã Thạch Định, Thạch Thành). Anh cho biết: “Năm 1991, trong lúc đi làm đồng, tôi bị rắn hổ mang cắn vào bắp chân phải, toàn thân tê dại, xung quanh vết rắn cắn bị thâm đen. Được người nhà cõng tới nhà bác Thái, với ống nứa và 3 lá trầu, 1 quả cau, bác Thái đã chữa khỏi cho tôi”.
Cũng là chữa rắn cắn nhưng lại là cách: rắn cắn tay trái đắp thuốc tay phải
Ông "vua" trị rắn độc của núi rừng đó chính là ông Triệu Văn Quán (Ở bản Khuông, xã Thông Huề, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng). Ông Quán dùng một loại lá cây có chất nhựa như một dạng kháng sinh có thể ngăn chặn được chất độc của nọc rắn lan khắp cơ thể. Nếu rắn cắn ở bàn tay, cổ tay trái thì bó thuốc ở bắp tay hoặc bên tay phải, chất nhựa sẽ ngấm qua da rất nhanh chóng. Nếu người bị rắn cắn ở vùng cổ và mặt thì cũng làm tương tự. Ông gọi loại cây này là "thần dược".
Loại lá "thần dược" được ông Quán trồng ở khu vườn cạnh nhà.
Ông Quán bật mí với, người bị rắn cắn tuyệt đối không được dùng thứ “thần dược” này băng bó vào chỗ bị thương vì làm như vậy sẽ làm cho nọc độc không có lối để bài tiết ra ngoài.
Theo ông Quán, để giữ được mạng sống việc trước tiên phải ngừng cử động, sau đó tìm một sợi dây bất kỳ thắt chặt cách vết thương khoảng 20-25cm mà y học gọi là buộc garô. Việc làm này vừa có tác dụng ngăn ngừa chất độc từ vết thương lan nhanh vào cơ thể để kéo dài thời gian chất độc phát tác. Sau đó sẽ dùng lá cây đắp vào vị trí ngược với vị trí bị cắn.
Ngửi rắm phát hiện ra bệnh
Theo trang Rocket News 24, một số người Trung Quốc theo “y học thay thế” dường như tin rằng, “khí thải” của mỗi người đều chứa đựng các sắc thái nhất định – đắng, thơm, ngọt hoặc tanh – và những sắc thái này có thể được sử dụng để phát hiện bệnh nhờ khứu giác thính nhạy, sắc bén của một chuyên gia được đào tạo bài bản.
Chẳng hạn như, rắm có mùi bất thường có thể được coi là biểu hiện của bệnh chảy máu ruột hoặc khối u. Một nghiên cứu của các chuyên gia tại bệnh viện Zhongda thuộc Đại học Đông Nam tại Nam Ninh, Trung Quốc thậm chí phát hiện, khí hydro sunfua (khí trung tiện) có thể giúp hạ huyết áp.