Một số phụ huynh nóng lòng muốn kiểm tra các nguyên tố vi lượng để sau đó bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho bé. Các chuyên gia cảnh báo rằng nhất định phải có chỉ định lâm sàng tương ứng thích hợp mới bổ sung các nguyên tố vi lượng cho bé, nếu bổ sung quá mức sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của các bé, nghiêm trọng hơn còn có thể gây ra ngộ độc.
Một bác sĩ cho biết : “Các chuyên gia thường đề cập tới vấn đề thiếu canxi của trẻ em, nhưng trên thực tế canxi không phải là một nguyên tố vi lượng. Đây là một nhận định rất sai lầm của nhiều người”.
Vị bác sĩ này đã chỉ ra nguyên tố vi lượng là các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Cơ thể con người phải có 8 loại chất sau: iốt, kẽm, selen, đồng, molypden, crom, coban, sắt. Trong đó iốt, kẽm, selen là 3 nguyên tố vi lượng rất dễ bị thiếu hụt. Mặc dù hàm lượng những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể là rất thấp nhưng lại có liên quan mật thiết đến sức khỏe.
Nếu hấp thụ quá mức, không đủ hoặc thiếu hụt đều có thể dẫn tới những bất thường sinh lí ở các mức độ khác nhau hoặc gây ra bệnh, thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng.
Mặc dù các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của trẻ em nhưng nói chung cũng không cần phải đưa các nguyên tố vi lượng vào mục thường xuyên cần kiểm tra mà có thể dựa vào các biểu hiện lâm sàng để tiến hành kiểm tra chọn lọc.
Các chuyên gia cho biết nếu bổ sung quá mức các nguyên tố vi lượng sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe các bé, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới ngộ độc. Nếu trẻ em thiếu một lượng nhỏ một nguyên tố vi lượng nào đó có thể bổ sung thông qua các loại thực phẩm , không được mù quáng bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng.
Ví dụ khi cùng thiếu máu và sắt thì có thể cho các bé ăn gan động vật, các loại rau xanh với lượng hợp lí và một ít thịt nạc. Muốn bổ sung kẽm thì có thể ăn một lượng thích hợp thịt nạc, quả hạch, ngũ cốc thô và các loại hải sản có vỏ. Khi cho trẻ em dùng lượng bổ sung các chất vi lượng trong một thời gian dài sẽ dễ gây ra hiện tượng các nguyên tố vi lượng “đánh nhau”, chẳng hạn như canxi và kẽm sẽ ảnh hưởng tới mức hấp thụ sắt, sắt cũng có thể làm giảm mức hấp thụ kẽm.